Multimedia Đọc Báo in

Nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên cầu Sêrêpôk: Đặt nghi vấn về tốc độ

17:26, 20/05/2012

Sáng 20-5, ông Lê Xuân Biểu, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Phó trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh cho biết công tác điều tra tìm nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra trên cầu Sêrêpôk đêm 17-5 vẫn đang được cơ quan chức năng khẩn trương “mổ xẻ”.

Theo ông Lê Xuân Biểu, qua phân tích thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên xe khách bị nạn cho thấy: có nhiều nghi vấn về tốc độ của xe trước khi tai nạn xảy ra. Cụ thể, vào thời điểm trước khi xảy ra tai nạn khoảng 30 giây, xe vẫn đang chạy ở tốc độ 42km/h. Chỉ tích tắc sau đó, không hiểu vì lý do gì xe bất ngờ tăng tốc lên 74km/h rồi rơi xuống sông. Các cơ quan chức năng đang tiến hành phân tích những  dữ liệu này, kết hợp với phân tích hiện trường và lấy lời khai nhân chứng để có thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn.  

Chiếc xe ô tô bị tai nạn sau khi đã được cẩu lên trên mặt cầu Sêrêpôk rạng sáng 18-5
Chiếc xe ô tô bị tai nạn sau khi đã được cẩu lên trên mặt cầu Sêrêpôk rạng sáng 18-5

Theo quan sát của phóng viên, hiện trường vụ tai nạn không có dấu thắng xe. Trước khi rơi khỏi cầu, chiếc xe này đã tông và làm đứt gãy khoảng 20 m lan can cầu rồi rơi tự do xuống sông. Một số thông tin tại hiện trường cho hay, trước khi bị tai nạn, chiếc xe này đã tránh hai chiếc xe máy chạy ngược chiều. Tuy nhiên thông tin này vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh điều tra.   

Theo thông tin PV Báo Dak Lak có được, đến chiều 20-5, đã có 8 trong số 23 người bị thương cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Dak Lak xuất viện; 4 người được chuyển lên tuyến trên (trong đó 3 người buộc phải đưa đi do bệnh viện không đủ khả năng để tiếp tục điều trị); 11 người còn lại đều đã qua khỏi nguy hiểm và đang được tiếp tục theo dõi điều trị.

V.C – V.L

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.