Multimedia Đọc Báo in

WHO kêu gọi chính phủ các nước can thiệp vào ngành công nghiệp thuốc lá

20:44, 30/05/2012

Ngày 30-5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới cảnh giác chống lại các cuộc tấn công ngày càng mạnh mẽ từ ngành công nghiệp thuốc lá đang làm suy yếu các chính sách bảo vệ con người khỏi tác hại của thuốc lá.

Lời kêu gọi đã được đưa ra một ngày trước Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2012.
Một bảng tuyên truyền tác hại của thuốc lá tại Ấn Độ. Ảnh: Internet
Một bảng tuyên truyền tác hại của thuốc lá tại Mỹ. Ảnh: Internet
Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO cho biết, trong những năm gần đây, các công ty thuốc lá đa quốc gia đã thúc đẩy một loạt các hành động pháp lý chống lại những chính phủ đi đầu trong cuộc chiến chống lại thuốc lá. "Ngành công nghiệp này đang bước ra khỏi bóng tối và vào phòng xử án. Bây giờ chúng ta phải sát cánh với các chính phủ đã có can đảm làm điều đúng đắn để bảo vệ công dân của họ" bà nói.
 
Theo Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC) được xác nhận bởi 175 quốc gia, các chính phủ được khuyến khích để tạo ra môi trường 100% không khói thuốc nơi làm việc và các địa điểm công cộng; thông báo cho công chúng về tác hại thuốc lá thông qua cảnh báo bằng hình ảnh lớn và mạnh mẽ trên bao bì thuốc lá và cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá.
 
Ngành công nghiệp thuốc lá đã cố gắng làm suy yếu các điều ước quốc tế này, bao gồm cả việc kiện các chính phủ ra tòa. Trong thực tế, chính phủ Australia, Na Uy và Uruguay hiện đang phải đối đầu với ngành công nghiệp thuốc lá tại các tòa án trong nước.
 
Trên toàn thế giới có gần 6 triệu người chết mỗi năm vì những bệnh liên quan đến thuốc lá. WHO ước tính vào năm 2030, thuốc lá sẽ giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm và 4/5 số năm ca tử vong này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
 
Giang Nam
(Nguồn: Xinhua)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.