Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo quốc tế về công nghệ sinh học nông nghiệp và phát triển bền vững

17:33, 21/06/2012

Ngày 21-6, Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức Hội thảo quốc tế về công nghệ sinh học nông nghiệp và phát triển bền vững do Dự án giáo dục đại học 2, Ngân hàng Thế giới tài trợ. Tham dự có các giáo sư, phó giáo sư,  tiến sĩ đến từ  Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam.

Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham gia hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe 9 đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp như: lên men vi sinh thẻ mực để sản xuất các enzyme chitinase ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp của Giáo sư San Lang Wang (Đài Loan); Sản xuất chitin và chitosan Oligosaccharides bằng phương pháp sinh học của Giáo sư Ro Dong Park (Hàn Quốc); Tiềm năng vi sinh vật hữu ích và ứng dụng trong nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên của Phó Giáo sư Nguyễn Anh Dũng (Việt Nam)…
Từ những tham luận trên, các đaị biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá nhiều vấn đề thiết thực về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cũng như các nước Châu Á, đặc biệt là tập trung nghiên cứu công nghệ sinh học theo hướng cụ thể gắn với đặc trưng của địa phương; có chính sách phù hợp để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ sinh học; xác định công nghệ sinh học là giải pháp chiến lược trong phát triển nông nghiệp bền vững, do đó cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học giữa các trường đại học, viện nghiên cứu…Hội thảo cũng là cơ hội để các nước tìm kiếm và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu khoa học về công nghệ sinh học.
 

T.N


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.