Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xã giai đoạn 2012-2016

23:37, 26/06/2012

Công an tỉnh Dak Lak vừa hoàn thành Đề án Nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xã giai đoạn 2012-2016 dự kiến sẽ trình lên HĐND tỉnh trong kỳ họp tới...

Theo thống kê đến thời điểm cuối năm 2011, tổng số công an xã trên toàn tỉnh có 2.508 người, trong đó trưởng công an xã là 148 người, phó trưởng công an xã là 299 người và 2.061 công an viên. Trong khi đó, theo danh sách phân loại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị định 159/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ thì Dak Lak hiện có 152 xã, trong đó có 3 xã thuộc loại 3 (xã Tân Lập, xã Ea Ngai thuộc huyện Krông Buk và xã Ea Blang thuộc thị xã Buôn Hồ) và 149 xã thuộc loại 1 và loại 2, trong đó có 70 xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã; tiếp tục xây dựng lực lượng công an xã bảo đảm về định biên đúng quy định, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới, Công an tỉnh đã xây dựng Đề án Nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xã giai đoạn 2012-2016.

Theo đề án này thì mỗi xã loại 1 và loại 2 sẽ có 1 trưởng công an xã, 2 phó trưởng công an xã, 3 công an viên thường trực, còn lại mỗi thôn buôn bố trí 1 công an viên. Riêng đối với 70 xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự thì sẽ bố trí mỗi thôn buôn có 2 công an viên, và định biên công an xã toàn tỉnh từ năm 2012 sẽ lên đến 4.043 người.

Ngoài ra, Đề án cũng đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an xã trong thời gian đến như: quy định về chế độ chính sách; công tác đào tạo huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị; trang phục, phù hiệu; phương tiện, công cụ hỗ trợ…

Dự kiến Đề án và Dự thảo Nghị quyết Nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xã giai đoạn 2012-2016 sẽ được trình lên kỳ họp HĐND tỉnh thời gian đến.

V.C


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.