Multimedia Đọc Báo in

Bệnh viện Đa khoa Dak Lak: Thêm hai trường hợp phẫu thuật nối chi thành công

21:18, 04/07/2012

Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Dak Lak vừa phẫu thuật thành công thêm hai trường hợp bị đứt lìa chi.

Bệnh nhân là Lê Văn Kiên sinh năm 1984, trú tại xã Ea Hu, huyện Cư Kuin (Dak Lak) nhập viện lúc 1 giờ 25 phút ngày 27-6-2012 trong tình trạng da niêm nhợt nhạt, vết thương đỉnh đầu phải, đứt lìa cánh tay trái, mất nhiều máu, huyết áp tụt. Bệnh nhân được hồi sức chống choáng, thở ôxy và truyền máu liên tục. Đến 3 giờ 30 phút cùng ngày, bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp kết hợp xương lồi cầu ngoài cánh tay, kết hợp xương mỏm khủyu và kỹ thuật khâu nối vi cánh tay do kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ: Nguyễn Minh Trực – Phó Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Phan Trọng Huỳnh, Y Sen Ka Nông cùng nhóm kỹ thuật viên thuộc Khoa Gây mê hồi sức thực hiện. Ca phẫu thuật kéo dài liên tục trong 6 giờ đồng hồ với tổng số đơn vị máu truyền trước, trong và sau khi phẫu thuật là 10 đơn vị máu.

Bệnh nhân Lê Văn Kiên với cánh tay trái bị đứt lìa đã được phẫu thuật thành công.
Bệnh nhân Lê Văn Kiên với cánh tay trái bị đứt lìa đã được phẫu thuật thành công.

Đến ngày 4-7, sau 7 ngày phẫu thuật, bệnh nhân Lê Văn Kiên đã tỉnh táo, tự thực hiện vệ sinh cá nhân, tay trái hồng ấm, mạch tay trái bắt được, đầu các ngón tay trái máu lưu thông tốt.

Trước đó, Khoa Chấn thương chỉnh hình cũng đã phẫu thuật thành công cho trường hợp bệnh nhân Y Đrin Ayun sinh năm 1989, trú tại  thôn Ea Yông A, xã Ea Yông, huyện Krông Pak bị đứt gần lìa bàn chân phải ngay cổ chân. Sau phẫu thuật hai tuần, bệnh nhân đã ổn định, chân hồng ấm, các ngón chân cử động được. Bệnh nhân Y Đrin Ayun được xuất viện ngày 26-6.

                                                                         Hương Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.