Multimedia Đọc Báo in

FIFA áp dụng công nghệ Goal-line vào bóng đá

22:18, 06/07/2012

Sau một thời gian dài cân nhắc, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã đi đến quyết định áp dụng công nghệ đường biên điện tử (Goal-line) vào trong các giải đấu.

Đã có 8 công ty tham gia thử nghiệm suốt trong 9 tháng ở Anh, Đức, Hungary và Italia chỉ có 2 hệ thống Hawk-Eye và GoalRef hoàn thành tốt quy trình kiểm tra và sẽ tiếp tục nộp đơn xin giấy phép công nghệ Goal-line của FIFA.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter trong buổi thử nghiệm công nghệ Goal-line.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter trong buổi thử nghiệm công nghệ Goal-line
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter khẳng định sẽ áp dụng rộng rãi công nghệ này vào bóng đá kể từ FIFA Club World Cup diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 12-2012.
 
Sau đó, công nghệ này sẽ chính thức được sử dụng tại Confederations Cup 2013 cũng như World Cup 2014 diễn ra tại Brazil. 
 
Được biết, chi phí lắp đặt công nghệ Goal-line là 250 nghìn USD trên một sân vận động. Tuy nhiên Ủy ban Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) cho biết công nghệ Goal-line chỉ được áp dụng để xác định liệu bàn thắng đã được ghi hay chưa, các thông tin khác không được sử dụng để hỗ trợ trọng tài.
 
Nếu quả bóng đã vượt qua vạch vôi, công nghệ Goal-line sẽ tự động gửi thông tin tới đồng hồ của các trọng tài chỉ trong 1 giây. Thế nhưng trọng tài có quyền bác bỏ dữ liệu này trong trận đấu nếu cho rằng thiết bị hoạt động không chính xác.
 
Kể từ vòng chung kết World Cup 2012 đến nay, đã có một số bàn thắng hợp lệ của các đội bóng bị trọng tài khước từ. Điều đó đã phần nào làm ảnh hưởng tới kết quả thi đấu của họ tại các giải đấu lớn. Vì vậy, FIFA đã cân nhắc quyết định áp dụng công nghệ Goal-line vào trong các trận đấu để giúp các “vị vua sân cỏ” tránh được những sai lầm không đáng có.
 
Giang Nam
(Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.