Multimedia Đọc Báo in

Hơn 69 nghìn đối tượng được chi trả bảo hiểm xã hội qua hệ thống bưu điện

14:14, 27/08/2012

Sáng 27-8, Bưu điện tỉnh tổ chức sơ kết 5 tháng thí điểm thực hiện dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng qua hệ thống bưu điện. 

Tham dự Hội nghị có đại diện Bưu điện tỉnh và bưu điện các huyện, đại diện Bảo hiểm Xã hội tỉnh và Bảo hiểm Xã hội các huyện, đại diện đối tượng được thụ hưởng… 
Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị
Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến nay toàn tỉnh đã có 50% số đối tượng của 15 huyện, thị xã, thành phố hưởng lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng được nhận tiền chế độ thông qua hệ thống bưu điện. Thông qua hệ thống bưu điện các huyện, thị xã, thành phố, Bưu điện tỉnh đã chi trả cho 69.751 lượt người với số tiền 158,276 tỷ đồng. Một số bưu điện huyện có địa bàn chi trả khó khăn, nhưng tỷ lệ bình quân vẫn đạt cao như: Bưu điện huyện Ea Súp (số người hưởng đạt tỷ lệ bình quân 99,4%), Bưu điện huyện Lak (số người hưởng đạt tỷ lệ bình quân đạt 100%)…Nhiều địa phương có số lượng người hưởng và số tiền chi trả lớn như các huyện Krông Pak, Cư Kuin, TP. Buôn Ma Thuột …nhưng công tác chi trả của các bưu điện vẫn đạt tỷ lệ cao. 
Với những kết quả đã đạt được, 4 đơn vị đã được nhận giấy khen của Bưu điện tỉnh
Với những kết quả đã đạt được, 4 đơn vị đã được nhận giấy khen của Bưu điện tỉnh
Bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả đã đạt được, tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để công tác chi trả của hệ thống bưu điện được tốt hơn trong thời gian tới. Trong đó nhấn mạnh đến việc quản lý, nắm bắt kịp thời những phản hồi của đối tượng được thụ hưởng để bảo đảm chi trả đúng và đủ. Đặc biệt là công tác chuẩn bị để Bưu điện tỉnh tiếp nhận việc chi trả cho 100% số người được thụ hưởng do Bảo hiểm Xã hội tỉnh chuyển giao từ nay đến cuối năm.
 
G.N
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.