Multimedia Đọc Báo in

Đau khổ một đoạn đường!

23:50, 12/09/2012

Người tham gia giao thông liên tiếp có phản ánh với cơ quan chức năng về sự xuống cấp nghiêm trọng của đoạn đường dài khoảng 200 m đầu cầu Duy Hòa đoạn phía nam TP. Buôn Ma Thuột (hướng từ TP. Buôn Ma Thuột đi Dak Nông). Người dân sống quanh khu vực này đã cố gắng tự bảo nhau sửa chữa tạm thời nhưng xem ra chẳng mấy hiệu qủa trước sức lưu thông qúa lớn của các phương tiện cùng sự thách thức của những trận mưa.

Đoạn đường đầu cầu Duy Hòa (Km 725+100) đường Nguyễn Thị Định thuộc Dự án nâng cấp Quốc lộ 14. Trước thực trạng mặt đường bị hư hại nghiêm trọng, ngày 8-8, Ban An toàn giao thông tỉnh Dak Lak có công văn gửi Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh – Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng đề nghị khẩn trương bảo đảm an toàn giao thông tại nút giao thông này, song vẫn chưa được thi công, sửa chữa. Ngày 4-9 mới đây, Ban An toàn giao thông tỉnh tiếp tục có công văn đề nghị Ban QLDA đường Hồ Chí Minh khẩn trương thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trước ngày 10-9, "nếu Ban không triển khai, tai nạn xảy ra thì Ban hoàn toàn chịu trách nhiệm".

Mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, chi chít ổ voi ổ gà (Ảnh: Hoàng Tuyết)
Mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, chi chít ổ voi ổ gà (Ảnh: Hoàng Tuyết)

Ngày 10-9 - cái mốc theo như đề nghị của Ban ATGT tỉnh Dak Lak - đã qua rồi, thế nhưng vẫn chưa thấy Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh có động thái gì để sửa chữa đoạn đường này.

Chờ đợi mãi, trong khi tình trạng ùn tắc, va quệt giao thông thường xuyên xảy ra nhất là khi trời mưa to và vào những giờ cao điểm, ngày 11-9 vừa qua, nhiều phật tử chùa Phước Hòa (phường Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột), các hộ dân, các hộ tiểu thương xung quanh khu vực này, người giúp phương tiện, vật liệu, người góp tiền góp sức tự bảo nhau đổ đất đá vá tạm mặt đường. Nhiều người khi đi qua đây cũng tình nguyện đóng góp tiền để nhờ chùa Phước Hòa mua thêm đất đá... vá đường. Vậy là từ mọi nguồn đóng góp, 10 xe đất và đá hộc đã được đổ xuống nhằm lấp các ổ voi, ổ gà. Ai cũng cầu mong nếu trời nắng ráo ít hôm thì cách vá víu tạm thời này sẽ phần nào giảm bớt được cảnh ùn tắc giao thông.

Người dâni chung sức tự vá đường... quốc lộ
Người dân chung sức tự vá đường... quốc lộ (Ảnh: Hoàng Tuyết)
Đá hộc lấp xuống ổ voi, đất phủ lên trên bề mặt...
Đá hộc được lấp xuống ổ voi, đất phủ lên trên bề mặt... (Ảnh: Hoàng Tuyết)
Ai cũng khấp khởi mừng
Ai cũng khấp khởi mừng khi nhìn đoạn đường có vẻ đỡ lồi lõm, dễ đi lại hơn (Ảnh: Hoàng Tuyết)

Vậy mà chưa kịp vui thì trận mưa đêm 11-9 khiến cho số đất đá vừa vá lấp trên mặt đường đã trở nên sình lầy, trơn trượt. Không chịu nổi sức lưu thông quá lớn, cộng với những trận mưa xối xả liên tiếp, toàn bộ đất phủ trên bề mặt nhão nhoét thành bùn, đá hộc trơ ra, lởm chởm, càng gây thêm khó khăn cho người và các phương tiện tham gia giao thông

a
 

Thấy vậy, chiều 12-9, một đơn vị thi công công trình gần đó đã đưa xe đến xúc ủi phần đất đá bị sình lầy, dồn ụ thành từng mô đất lổn nhổn trên mặt đường.

Nhìn đường sá nham nhở, nhão nhoẹt bùn đất với chi chít ổ voi ổ gà, từng hàng xe lớn nhỏ ì ạch, vất vả di chuyển, những người dân sống quanh khu vực này càng ngán ngẩm: Đúng là "công dã tràng xe cát" vá đường... quốc lộ! Không biết đến bao giờ đoạn đường này mới hết đau khổ!

Đàm Thuần 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.