Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo Kết quả trình diễn Giống lúa lai hai dòng TH 3-3

14:42, 29/09/2012

Sáng 29-9, Phòng NN&PTNT huyện Cư M'gar phối hợp Viện Nghiên cứu lúa (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) tổ chức Hội thảo Kết quả trình diễn Giống lúa lai hai dòng TH 3-3 tại thị trấn Ea Pôk (Cư M’gar).

Vụ Hè thu này, Phòng NN&PTNT đã trình diễn mô hình Giống lúa lai TH3-3 trên diện tích 5 ha tại chân ruộng 2 vụ cánh đồng Hướng Tây (thôn 1, thị trấn Ea Pôk). 18 hộ dân tham gia mô hình được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, gieo sạ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại và được hỗ trợ 100% kinh phí về giống, phân bón.

Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Với mật độ gieo sạ 5kg/1000m2, thời gian sinh trưởng của giống TH3-3 khoảng 105 - 110 ngày, qua sản xuất thử nghiệm cho thấy, đây là giống lúa trung và ngắn ngày phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, có sức chống chịu sâu bệnh tốt, lượng phân bón đầu tư trên một đơn vị diện tích thấp, tỷ lệ nảy mầm cao, lúa đẻ nhánh khoẻ, tập trung, cứng cây, bông dài, hạt chắc. Kết quả sản xuất trình diễn, mô hình cho năng suất trên 77tạ/ha.

Tại Hội thảo và tham quan thực tế mô hình, nhiều nông dân đánh giá đây là giống lúa lai chất lượng cao và có nhiều ưu điểm so với các loại giống lúa lai hiện hành.

Tham quan mô hình trình diễn tại cánh đồng Hướng Tây
Tham quan mô hình trình diễn tại cánh đồng Hướng Tây

Giống lúa lai TH3-3 là giống lúa do Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội chọn tạo, được Bộ NN&PTNT công nhận vào năm 2005 và được Công ty TNHH Cường Tân mua lại bản quyền. Trước huyện Cư M'gar, Giống lúa lai TH3-3 đã được trồng thử nghiệm và cho năng suất, chất lượng tốt ở các huyện khác như Buôn Đôn, Ea Kar, Krông Năng. Qua sản xuất thực tế, nông dân và các cơ quan chức năng thuộc Sở NN&PTNT đánh giá đây là loại giống đầy triển vọng tại Dak Lak, có khả năng nhân rộng mô hình ra sản xuất đại trà.


Giang Nam
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.