Multimedia Đọc Báo in

Năm 2015 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

17:19, 10/09/2012

Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012-2015 với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó chú trọng mục tiêu về Phổ cập giáo dục các bậc học.

Chương trình với những mục tiêu cụ thể: đến năm 2015 thực hiện phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi, duy trì và nâng cao kết quả PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD trung học cơ sở; củng cố kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Chương trình được triển khai thực hiện từ năm 2012-2015 tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của 63 tỉnh/thành phố; các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đối với PCGDMN cho trẻ 5 tuổi: chuẩn bị tốt nhất cho trẻ được đến lớp để chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày và đủ một năm học, chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1; Phấn đấu 99% trở lên trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

Giờ học Ngoiaj ngữ của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, huyện Krông Ana ( Ảnh: tư liệu)
Giờ học Ngoại ngữ của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, huyện Krông Ana (Ảnh: tư liệu)

Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm bảo đảm đến năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên.

Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam. Theo đó, sẽ triển khai Chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 cho đến hết lớp 12) đối với 70% học sinh lớp ba và 40% học sinh lớp 6 vào năm học 2015-2016...

Trong khuôn khổ Chương trình, sẽ hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn; hỗ trợ xây dựng bổ sung và đầu tư xây dựng mới hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục; hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên; hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà học, giảng đường, ký túc xá, thư viện, nhà thí nghiệm... cho các trường, khoa sư phạm.

NH (Nguồn GD&TĐ)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.