Multimedia Đọc Báo in

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn đầu tư xây dựng các dự án trên tuyến Quốc lộ 14 qua Tây Nguyên.

17:14, 10/10/2012

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang ( Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên) và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, tìm nguồn vốn, hỗ trợ các nhà đầu tư  xây dựng các dự án trên tuyến Quốc lộ (QL) 14 qua Tây Nguyên.

g
Quốc lộ 14, đoạn qua TP.Buôn Ma Thuột bị hư hỏng nặng

QL14 qua các tỉnh Tây Nguyên có tổng chiều dài 553 km, tổng mức đầu tư trên 17.300 tỷ đồng (không kể 110 km đoạn Dak Giôn – Tân Cảnh, tỉnh Kon Tum, đã hoàn thành), trong đó 350 km đã xác định được nguồn vốn (kinh phí 9.174 tỷ đồng), còn lại 203 km chưa xác định được nguồn (khoảng 8.166 tỷ đồng). Thời gian qua, tuyến đường này ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến việc lưu thông và cuộc sống của người dân. Do vậy, Bộ GTVT kiến nghị các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng nhóm dự án cụ thể nhằm sớm đầu tư QL14 hiệu quả. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, Bộ này đang tính toán dành khoảng 4.500 tỷ đồng cho các dự án triển khai theo hình thức PPP. Đề nghị Bộ GTVT và các địa phương tiếp tục rà soát kỹ các dự án BOT đang triển khai trên tuyến để xem xét và có thể chuyển đổi hình thức đầu tư sang nguồn vốn này hoặc các hình thức đầu tư khác. Với các dự án chưa bố trí được nguồn vốn, Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan có thể tính toán đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội phát hành bổ sung vốn trái phiếu.

Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, Dự án càng kéo dài thời gian thì càng tốn kém, do đó những đoạn có vốn rồi, chủ đầu tư cần gấp rút đẩy nhanh tiến độ, đoạn nào còn thiếu đề nghị Chính phủ cho ứng vốn trước để sớm hoàn thành đưa vào khai thác. Với những đoạn đang triển khai theo hình thức BOT, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành có giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư như: giảm lãi vay, nâng mức thu phí, nhà nước cùng tham gia với các nhà đầu tư theo hình thức PPP. Đối với các dự án chưa bố trí được vốn, các bộ, ngành xem xét đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội tăng thêm vốn trái phiếu Chính phủ hoặc phát hành riêng vốn trái phiếu công trình cho tuyến đường.  Trước mắt, các dự án chỉ nên triển khai làm 2 làn xe để phục vụ giao thông, nhưng vẫn giải phóng mặt bằng theo quy hoạch 4 làn đường. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cùng với Bộ GTVT và các địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ, đồng thời kiến nghị Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để sớm thực hiện đầu tư và khai thác hiệu quả tuyến QL14 và một số tuyến trục ngang, dọc khác của Tây Nguyên tạo điều kiện cho khu vực phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống người dân. Cùng với đó, cần nhanh chóng xử lý triệt để các điểm đen trong khi chờ vốn đầu tư.
 

Nguồn: Báo GTVT
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.