Multimedia Đọc Báo in

Nhóm "Khát Vọng Xanh" offline tại xã Dray Sáp

11:07, 27/11/2012
117 thành viên thuộc Câu lạc bộ Tình nguyện - Nhóm "Khát Vọng Xanh" (Hội LHTN Việt Nam huyện Krông Ana) vừa tổ chức offline mang tên "Một ngày trải nghiệm thực tế tại buôn đồng bào dân tộc thiểu số" tại buôn Kuốp, xã Dray Sáp (huyện Krông Ana).
 
Trong một ngày offline, Nhóm "Khát Vọng Xanh" đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như: tổ chức sinh hoạt trò chơi cho các em thiếu nhi; giao lưu văn nghệ - thể thao; bấm móng tay, cắt tóc, hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng cho các em nhỏ; đồng thời tiến hành vệ sinh sân trường, cổng trường, nhà cộng đồng buôn Kuốp và 1,5km đường trong buôn; thăm hỏi và tặng quà 3 gia đình chính sách của buôn.
 
Nhóm cũng đã tặng gần 400 vở trắng, 200 bộ quần áo các loại, hơn 100 cột kẹp tóc cùng 10 suất quà, mỗi suất trị giá 150 nghìn đồng cho 10 em học sinh nghèo học giỏi; thăm hỏi và giao lưu với một số gia đình cách mạng trong buôn.
 
Được biết, Nhóm "Khát Vọng Xanh" ra đời từ ý tưởng tập hợp thanh niên qua Facebook của Hội LHTN Việt Nam huyện Krông Ana. Với những hoạt động ý nghĩa của mình, đến nay nhóm đã thu hút sự tham gia của gần 600 thành viên.
 
Dưới đây là một số hình ảnh offline tại buôn Kuốp của Nhóm "Khát vọng xanh":
Tặng quà học sinh nghèo tại buôn Kuốp
Tặng quà các em học sinh nghèo tại buôn Kuốp
Các thành viên trong nhóm rửa tay bằng xà bông cho các em thiếu nhi
Hướng dẫn thực hành việc rửa tay bằng xà phòng cho các em học sinh
Dọn vệ sinh tại sân Trường Tiểu học Dray Sáp
Dọn vệ sinh tại sân Trường Tiểu học Dray Sáp

 

Phát quang đường giao thông trong buôn
Phát quang đường giao thông trong buôn
Sau các hoạt động xã hội, Nhóm
Sau các hoạt động xã hội, Nhóm "Khát vọng xanh" đã kết thúc ngày offline bằng chuyến tham quan Khu du lịch Thác Dray Nur
G.N

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.