Multimedia Đọc Báo in

Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững

21:57, 19/01/2013

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững với 11 nhiệm vụ quan trọng cần được triển khai từ nay đến năm 2015.

11 nhiệm vụ trên gồm:

1- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững, nâng cao chất lượng quản trị quốc gia đối với phát triển bền vững đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phải đưa nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phải đưa nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Ảnh minh họa

2- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.

3- Lồng ghép các nguyên tắc, nội dung phát triển bền vững trong các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển.

4- Tăng cường giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững.

5- Xây dựng và triển khai các mô hình, sáng kiến phát triển bền vững.

6 - Từng bước thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh.

7- Tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững.

8- Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực quản lý và thực hiện phát triển bền vững.

9- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong thực hiện phát triển bền vững.

10- Tăng cường vai trò của khoa học và công nghệ trong thực hiện phát triển bền vững.

11- Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển bền vững.

Căn cứ các nhiệm vụ chủ yếu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương trong năm nay phải xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện Chiến lược phát triển bền vững; xây dựng các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững.

Nguồn: Chinhphu.vn
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.