Dak Lak: Phát triển ca cao gặp nhiều khó khăn
Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
Diện tích còn lại được trồng bằng giống thực sinh, giống lai F1 và một phần diện tích nhỏ (do dân trồng tự phát trước đây) được trồng bằng hạt không rõ nguồn gốc, nên ảnh hưởng đến năng suất.
Gần đây, nhiều hộ nông dân ở huyện Ea Kar đã mạnh dạn mở rộng diện tích ca cao |
Hiện việc mở rộng diện tích ca cao gặp nhiều khó khăn, ngoài nguyên nhân khách quan như: cây trồng mới hay bị các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại nên nông dân còn e ngại, mặt khác giá ca cao tuy ổn định nhưng không hấp dẫn bằng cà phê, cao su, hồ tiêu... thì việc chậm bố trí vốn phát triển cây ca cao theo Nghị quyết số 40 ngày 22-12-2011 của HĐND tỉnh ít nhiều đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển cây ca cao của tỉnh. Phần lớn diện tích ca cao trồng năm 2012 chủ yếu nhờ dự án phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ (giai đoạn III), nhưng đây chỉ là dự án hỗ trợ kỹ thuật nên việc mở rộng diện tích rất khó khăn.
Ý kiến bạn đọc