Multimedia Đọc Báo in

VFA đề xuất cho mua tạm trữ thêm 300.000 tấn gạo

10:53, 31/08/2013

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã có tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất cho triển khai mua tạm trữ thêm 300.000 tấn quy gạo vụ Hè Thu và vụ Thu Đông để giữ giá lúa ở thị trường nội địa. Thời gian mua từ ngày 15-9 đến 15-10.

Trong tờ trình của mình, VFA cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ của 300.000 tấn gạo này thời gian là hai tháng (từ 15-9 đến 15-11). Đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thêm thời hạn hỗ trợ lãi suất vay mua 1 triệu tấn quy gạo tạm trữ vụ Hè Thu. Theo đó, thay vì các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo Hè Thu phải trả nợ vào ngày 15-9, nay đề nghị cho kéo dài thêm một tháng lãi suất đến 15-10, nhằm tránh cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bán tháo gạo khi đến hạn.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ


Đề xuất này được VFA đưa ra sau khi Thái Lan xả hàng tồn kho gạo loại 100B bán ra với giá 420 USD/tấn, thị trường đang ngưng và trong tâm lý chờ, thì hôm nay Thái Lan lại đang bán ra gạo tồn kho cho doanh nghiệp với giá quá thấp 380 USD/tấn, sau khi chế biến doanh nghiệp có thể xuất khẩu với giá khoảng 410-420 USD/tấn, xấp xỉ với giá gạo 5% của Việt Nam.

Trong khi đó, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giá lúa, gạo đang có dấu hiệu giảm so với thời điểm cách đây 10 ngày.

Theo tính toán sơ bộ, hiện nay các doanh nghiệp tạm trữ đang chịu lỗ khoảng 30 USD/tấn. Để chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu, VFA đề nghị các doanh nghiệp thời gian tới cần phải tích cực khai thác các thị trường nhiều hơn nữa.

Hiện nay, Chính phủ đang tập trung khai thác các thị trường có tiềm năng nhập khẩu gạo lớn, đặc biệt là thị trường châu Phi vì hiện nay nhu cầu của thị trường đang có.


Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.