Multimedia Đọc Báo in

Khẩn trương chuẩn bị cho công tác kiểm kê rừng

11:07, 10/09/2013

Triển khai Quyết định số 594/QĐ -TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch về hướng dẫn thực hiện Dự án

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản số 3024/BNN-TCLN đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung gồm: thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác kiểm kê rừng và lập khái toán kinh phí kiểm kê rừng của địa phương; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng phương án kiểm kê rừng của địa phương; lập và phê duyệt khái toán kinh phí thực hiện kiểm kê rừng... báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, tổng hợp trước ngày 15 tháng 9 năm 2013.

Theo văn bản hướng dẫn, các địa phương sẽ thành lập ban chỉ đạo kiểm kê rừng 2 cấp (tỉnh, huyện), tổ kiểm kê rừng 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Việc lập khái toán kinh phí kiểm kê rừng bao gồm các hoạt động: tập hợp, xử lý các thông tin phục vụ cho công tác kiểm kê; các hoạt động kiểm kê diện tích; kiểm kê trữ lượng; tổng hợp kết quả kiểm kê và công tác lập hồ sơ quản lý rừng. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương (số xã, phường, số thôn, buôn; quy mô diện tích rừng trong xã; số lượng chủ rừng nhóm I, nhóm II; khoảng cách đi lại giữa các xã...), để lập dự toán kinh phí cho phù hợp. Mức chi cho hoạt động kiểm kê rừng được tính toán trên cơ sở định mức chi tối đa quy định tại Quyết định số 690/QĐ-BNN-TCCB, ngày 1-4-2013 về định mức kinh tế kỹ thuật điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2015 và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Lê Hương

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.