Multimedia Đọc Báo in

Xử lý triệt để các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản loại C không khắc phục lỗi

16:15, 10/09/2013

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn ở mức cao và tiếp tục trong tình trạng đáng báo động. Đáng chú ý, các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp xếp loại C vẫn không có chuyển biến hay chuyển biến rất chậm.

Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Dak Lak lấy mẫu cà phê bột về kiểm tra
Cán bộ của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Dak Lak đang lấy mẫu cà phê bột để kiểm tra chất lượng

Thực tế kiểm tra tại 8/13 tỉnh gồm: Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Sóc Trăng và Tây Ninh thì tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản xếp loại C vẫn còn cao chiếm 33,3%. Tái kiểm tra 17 cơ sở thủy sản thì có 9 cơ sở lên loại B, còn lại 8 cơ sở vẫn xếp loại C; tái kiểm tra 6 cơ sở nông sản còn 1 cơ sở vẫn xếp loại C. Đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp như: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi…, tỷ lệ các cơ sở xếp loại C vẫn còn cao chiếm 44%, tái kiểm tra 6 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cả 6 cơ sở vẫn tiếp tục xếp loại C. Vì vậy, Bộ Trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu cần phải xử lý nghiêm, triệt để các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp xếp loại C nếu tiếp tục vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm hay không chịu khắc phục lỗi để cải thiện xếp loại.
Trong tháng 9, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ tập trung vào triển khai các chương trình giám sát an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản theo kế hoạch; xử lý và áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời khi kết quả giám sát phát hiện ô nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện việc công khai kết quả đánh giá, xếp loại. Tổ chức tái kiểm tra các cơ sở xếp loại C và xử lý kiên quyết theo quy định đối với các cơ sở không chịu khắc phục lỗi vi phạm trong quản lý chất lượng đối với lĩnh vực, ngành hàng đó.


Nguồn agroviet.gov.vn
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.