Multimedia Đọc Báo in

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020 cần trên 48.000 tỷ đồng

14:48, 10/12/2013

Bộ Giao thông vận tải vừa có Quyết định số 3936/QĐ-BGTVT phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (HTGT) vùng Tây Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

F
Phấn đấu đến giữa năm 2014 sẽ thông tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn phía Nam Buôn Ma Thuột

Theo đó, giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, về đường bộ sẽ cơ bản hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng các dự án kết cấu HTGT đã được bố trí vốn, gồm: đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, bắt đầu từ tỉnh Kon Tum đến ngã Ba tỉnh Bình Phước, với tổng chiều dài 663km, sớm đưa vào hoạt động các đoạn qua khu vực nội thị như thị trấn Dak Hà, TP.Kon Tum, TP.Buôn Ma Thuột, thị trấn Dak Mil, thị xã Gia Nghĩa; tiếp tục nâng cấp, mở rộng các đoạn còn lại của quốc lộ (QL) 14C, QL19, QL27, QL24, QL25, QL28, QL20, QL55 và các tuyến đường phục vụ vận chuyển bô xít. Về đường thủy nội địa, nghiên cứu, khai thác các sông Sêrêpôk, Sê san và các vùng hồ thủy điện. Về hàng không tiếp tục duy trì hoạt động của cảng hàng không Buôn Ma Thuột, Liên Khương, triển khai và hoàn thành kéo dài đường cất hạ cánh cảng hàng không Pleiku.

d
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẽ bảo đảm phục vụ 24/24 giờ đối với các loại máy bay A320, A321  

Giai đoạn từ 2016-2020, phấn đấu hoàn thành các tuyến QL huyết mạch đã xác định được nguồn vốn trong giai đoạn 2012-2015, đặc biệt là đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; nâng cấp các đoạn còn lại của các QL: 19, 20, 24, 25, 26, 40, 55 cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp III, 2 làn xe cơ giới; các tuyến QL: 14C, 26, 27, 28, 29 cơ bản đạt cấp IV, 2 làn xe cơ giới; cảng hàng không Buôn Ma Thuột, Liên Khương và Pleiku bảo đảm phục vụ 24/24 giờ đối với các loại máy bay A320, A321 hoặc tương đương.

Nhu cầu vốn cho giai đoạn 2012-2015 là 21.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 27.300 tỷ đồng.

Hoàng Tuyết
 


Ý kiến bạn đọc