Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak: Sẽ hình thành và phát triển nhiều tuyến, cụm du lịch

17:09, 10/02/2014

Theo rà soát, bổ sung và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Dak Lak sẽ hình thành và phát triển nhiều tuyến, cụm du lịch.

Trong đó, tỉnh tập trung đầu tư phát triển các điểm du lịch sinh thái văn hóa Bản Đôn – du lịch voi; hồ Lak – điểm du lịch nghỉ dưỡng; các điểm tham quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc như Bảo tàng tỉnh, buôn Akô Dhông, buôn Mliêng, buôn Triết. Định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển thêm các điểm du lịch Vườn Quốc gia Yok Đôn, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, các khu bảo tồn thiên nhiên với loại hình du lịch dã ngoại, nghiên cứu khoa học.

a
Theo định hướng của tỉnh, Vườn Quốc gia Yok Đôn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn

Bên cạnh đó, phát triển đồng bộ các tuyến du lịch từ việc khai thác kết quả đầu tư, phát triển các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch, bao gồm: Tuyến du lịch đường bộ theo trục dọc của tỉnh, trên cơ sở Quốc lộ 14 kết nối Dak Lak với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh; theo trục ngang trên cơ sở Quốc lộ 26, Quốc lộ 29 mới, kết nối Dak Lak với khu vực duyên hải Nam Trung bộ; theo Quốc lộ 27, kết nối Dak Lak với Lâm Đồng. Tuyến du lịch đường không kết nối với các cửa khẩu hàng không quốc tế tại Việt Nam như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội…

Việc phát triển các tuyến, điểm du lịch được xây dựng trên cơ sở hình thành 4 cụm du lịch, gồm: Cụm du lịch TP. Buôn Ma Thuột – Krông Ana; cụm du lịch Buôn Đôn – Ea Súp – Cư M’gar; cụm du lịch hồ Lak – Krông Bông và phụ cận; cụm du lịch Krông Pak – Ea Kar – Krông Năng – M’Drak.

Với mục tiêu phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân du lịch đạt 13,68%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 15,05%/năm.

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.