Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M’gar: Cải tạo trên 3.000 ha cà phê già cỗi

10:28, 31/05/2010

 Theo thống kê, trong số 30.000 ha cà phê đang cho thu hoạch của huyện Cư M’gar, có đến hơn 1/3 thuộc diện già cỗi được trồng vào cuối những năm 1980, năng suất chỉ đạt khoảng 1,5-2 tấn/ha.
Để nâng cao năng suất cà phê, trong những năm qua, huyện Cư M’gar đã liên kết với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên xây dựng trên 1.000 m2 vườn nhân chồi với 5 dòng cà phê vối cao sản được chọn lọc là TR4, TR5, TR6, TR7, TR8. Đây là những giống cà phê vối cho năng suất cao từ 4-5 tấn cà phê nhân/ha trở lên, cỡ hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt, chín tập trung, bảo đảm yêu cầu xuất khẩu, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Sau khi có được nguồn giống tốt, huyện đã cung cấp cho các hộ có diện tích cà phê già cỗi để tiến hành cưa ghép, huyện còn xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho bà con nông dân từng thao tác, quy trình kỹ thuật chọn giống, phương pháp ghép chồi chẻ nối ngọn, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bón phân… cho cây cà phê.

Chỉ sau 3 năm cải tạo, trên 3.000 ha cà phê của các hộ nông dân dân tộc thiểu số ở các xã Quảng Phú, Ea Pôk, Ea Kiêt, Quảng Hiệp, Ea H’đing… đã cho năng suất từ 3,4-4 tấn nhân/ha. Huyện Cư M’gar phấn đấu từ nay đến năm 2015, cơ bản cải tạo xong 100% diện tích cà phê già cỗi bằng các dòng vô tính chọn lọc, đạt năng suất cao, bảo đảm tính ổn định về sản lượng.

C.L


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.