Multimedia Đọc Báo in

Tỉnh Đoàn Dak Lak và Thành Đoàn Đà Nẵng: Tổ chức kết nghĩa trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi

19:01, 13/06/2010

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” do Trung ương Đoàn phát động, sáng 12-6, tại Nhà Văn hóa Thanh Thiếu nhi tỉnh đã diễn ra Lễ kết nghĩa giữa Tỉnh Đoàn Dak Lak và Thành Đoàn Đà Nẵng. Các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Liên đoàn Lao động tỉnh, Thành Đoàn Đà Nẵng, Quận Đoàn Đà Nẵng, Tỉnh Đoàn Dak Lak và bí thư, phó bí thư các Huyện, Thị, Thành Đoàn, Đoàn trực thuộc Tỉnh Đoàn đã về dự.

Quang cảnh Lễ kết nghĩa


Tại buổi lễ, các đơn vị đã tham gia ký biên bản ghi nhớ cụ thể giữa Tỉnh Đoàn Dak Lak và Thành Đoàn Đà Nẵng; Hội LHTNVN tỉnh Dak Lak và Hội LHTHVN TP. Đà Nẵng, Thành Đoàn Buôn Ma Thuột và Quận Đoàn Hải Châu; Huyện Đoàn Lak và Quận Đoàn Thanh Khê; Huyện Đoàn Ea Súp và Quận Đoàn Sơn Trà; Huyện Đoàn Cư Kuin và Quận Đoàn Liên Chiểu; Huyện Đoàn Krông Bông và Quận Đoàn Ngũ Hành Sơn; Huyện Đoàn M’Drak và Quận Đoàn Cẩm Lệ;  Huyện Đoàn Buôn Đôn và Huyện Đoàn Hòa Vang; 2 Đoàn khối Cơ quan Dân - Chính - Đảng và  2 Đoàn khối Doanh nghiệp của tỉnh Dak Lak và TP. Đà Nẵng.

Ký biên bản ghi nhớ giữa Tỉnh Đoàn Dak Lak và Thành Đoàn Đà Nẵng

Thông qua hoạt động kết nghĩa, cả hai bên sẽ đẩy mạnh mối quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giữa 2 tỉnh, thành phố trong lao động, học tập, sáng tạo, góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh - chính trị và bảo đảm quốc phòng của địa phương.

Thành Đoàn Đà Nẵng tặng máy vi tính cho 4 xã khó khăn của tỉnh Dak lak

Nhân dịp này, Thành Đoàn Đà Nẵng đã tặng 4 máy vi tính cho các xã khó khăn của tỉnh ta là: Ea Kuêh (huyện Cư M’gar), Ea Siên (thị xã Buôn Hồ), Dak Phơi (huyện Lak) và Ea Sin (huyện Krông Buk)

 Mai Hương

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.