Multimedia Đọc Báo in

Những cánh đồng chờ… nước

17:56, 02/07/2010
Không chỉ sản xuất nông nghiệp ở miền Trung đối mặt với khô hạn mà nông dân ở Dak Lak cũng ngày đêm mong nước về để cứu lúa.
Tính đến thời điểm này, vụ hè thu năm 2010 toàn tỉnh đã gieo trồng được gần 190 nghìn ha cây trồng các loại, đạt 84% kế hoạch. Mặc dù, đã  xuống giống muộn hơn so với năm trước nhưng vẫn không tránh khỏi thiệt hại do mưa muộn và không đồng đều. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện toàn tỉnh có tới 9.000 ha cây trồng các loại bị thiệt hại do khô hạn, trong đó có trên 7.500 ha phải gieo trồng lại... Dưới đây là một số hình ảnh được PV Báo Dak Lak ghi lại ở một số địa phương bị hạn nặng.
Tại xã Hòa An (Krông Pak), hầu hết 462 ha lúa trong kế hoạch được gieo trồng đang gồng mình chờ nước. Nơi thì chờ nước trời, nơi thì chờ nước từ công trình thủy lợi Krông Buk hạ. 
Nhiều thửa ruộng tại cánh đồng thôn 6, xã Hòa An đang trong tình trạng “đồng khô, lúa khát”
Nhiều thửa ruộng tại cánh đồng thôn 6, xã Hòa An đang trong tình trạng “đồng khô, lúa khát” đợi mưa

 

Tại cánh đồng Đồng Môn (xã Hòa An), 150 ha lúa được nông dân sạ khô để chờ nước, thế nhưng có đến 10% diện tích đã phải sạ lại vì chờ hoài mà vẫn không thấy nước về.

 

Cả cánh đồng không thửa nào có nước, nông dân đành sạ khô để chờ “vận may”
Cả cánh đồng, không thửa nào có nước, nông dân đành sạ khô để chờ “vận may”
Hạt nào may mắn gặp chỗ đất ẩm thì nảy mầm, nếu không thì làm mồi cho lũ chim, chuột
Hạt giống nào may mắn gặp chỗ đất ẩm thì nảy mầm, nếu không thì làm mồi cho chim, chuột
Hệ thống kênh nội đồng cánh đồng Đồng Môn trơ đáy
Hệ thống kênh nội đồng cánh đồng Đồng Môn trơ đáy
Đập Đồng Môn với diện tích mặt nước 7 ha, phục vụ tưới cho cánh đồng đã bị vắt kiệt sau đợt cứu hạn cho vụ đông xuân, giờ chỉ còn một vũng nước nhỏ
Đập Đồng Môn với diện tích mặt nước 7 ha, phục vụ tưới cho cánh đồng này đã bị vắt kiệt sau đợt cứu hạn vụ đông xuân, giờ chỉ còn một vũng nước nhỏ
Lòng đập Đồng Môn trở thành nơi chăn thả gia súc
Lòng đập Đồng Môn trở thành nơi chăn thả gia súc

 

Tại thôn 9, xã Krông Buk (Krông Pak) thửa ruộng của hộ anh Nguyễn Văn Sở  cũng đang có nguy cơ bị khô hạn, anh đang chần chừ chưa bơm nước tưới vì để đợi nước từ hồ Krông Buk hạ về.

 

Anh Nguyễn Văn Sở vừa làm cỏ lúa vừa mong nước
Anh Nguyễn Văn Sở vừa làm cỏ lúa vừa mong nước
Nhiều hộ khác không đợi được thêm đành bơm nước giếng để cứu lúa
Nhiều hộ nông dân không đợi được đành bơm nước giếng để cứu lúa

 

Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An, ông Nguyễn Xuân Hải cho biết, theo thông báo của Phòng NN-PTNT huyện, đến ngày 2-7 nước từ hồ Krông Buk hạ sẽ thông tuyến để cung cấp nước tưới cho một số cánh đồng trên địa bàn. Thế nhưng, theo ghi nhận của chúng tôi, đến ngày 1-7, một số hạng mục của công trình vẫn đang còn dở dang.

 

Hệ thống ống dẫn nước vẫn đang còn được lắp đặt
Hệ thống ống dẫn nước vẫn đang còn được lắp đặt
Hệ thống kênh vẫn chưa được hoàn thiện
Hệ thống kênh vẫn chưa được hoàn thiện

 

Chính quyền và người dân ở đây đang nỗ lực để chống hạn với hy vọng hệ thống kênh mương của công trình thủy lợi Krông Buk hạ nhanh chóng được hoàn thiện để thông tuyến, bảo đảm sản xuất mùa vụ.

Tại huyện Ea Kar cũng đã có 3.000 ha cây trồng các loại bị mất trắng phải gieo trồng lại, gây thiệt hại 4 tỷ đồng, đồng thời làm trễ thời vụ gần 2 tháng, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng đồng đều của các loại cây trồng trong vụ. Về cây lúa nước, tuy chưa bị thiệt hại do hạn nhưng nhiều diện tích lúa nước ở xã Cư Elang đến giờ nông dân vẫn chưa thể làm đất để sạ vì không có nước.

 

Cánh đồng Ea Dê (xã Cư Elang) đang phơi mình chờ nước.
Cánh đồng Ea Dê (xã Cư Elang) đang phơi mình chờ nước

 

Trước tình trạng khô hạn ở một số địa phương như Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea Kar, Krông Pak, Ea H’leo, Sở NN – PTNT đã tổ chức đoàn kiểm tra tình hình thực tế, đồng thời chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân các giải pháp chống hạn và gieo trồng lại những diện tích bị mất trắng để bảo đảm kế hoạch đề ra.
Lê Ngọc - Thuận Nguyễn

 


Ý kiến bạn đọc