Multimedia Đọc Báo in

Khánh thành Bảo tàng Hà Nội

13:14, 07/10/2010
Nằm trong khuôn khổ các sự kiện chào mừng Thủ đô 1000 năm tuổi, ngày 6-10,  Bảo tàng Hà Nội được khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Công trình sẽ là nơi lưu giữ dấu ấn Thủ đô Hà Nội.
Bảo tàng Hà Nội được khởi công xây dựng từ ngày 19-5-2008, tổng diện tích  53.963m2. Công trình gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm, các tầng trên lớn hơn, các phía vươn ra ngoài so với tầng dưới một khoảng là 8,4m. Trong đó các tầng hầm dùng làm nơi lắp đặt hệ thống thiết bị kỹ thuật; hội trường, phòng họp đa năng và hệ thống kho chuyên dụng. Các tầng (từ tầng 1 đến tầng 4) là không gian trưng bày và phòng làm việc của Bảo tàng.
a
Khánh thành và gắn biển công trình Bảo tàng Hà Nội
Nhằm phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Thành ủy Hà Nội, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo công tác trưng bày hiện vật, cổ vật tại tầng 1 và tầng 2 của Bảo tàng; tại tầng 3 và tầng 4 với Triển lãm ảnh Hà Nội Xưa và Nay cùng với sự góp mặt của các bộ sưu tập hiện vật, cổ vật của các tổ chức và cá nhân tiêu biểu.
Đầu rồng đất nung thời Lê - một trong những hiện vật tại Bảo tàng Hà Nội
Đầu rồng đất nung thời Lê - một trong những hiện vật tại Bảo tàng Hà Nội
Bày tỏ niềm xúc động khi công trình Bảo tàng Hà Nội đã được hoàn thành và gắn biển kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói: “Đã từ lâu chúng ta ao ước Hà Nội có một bảo tàng của riêng mình vì Hà Nội là trái tim của cả nước, là trung tâm của văn hóa, giáo dục, là nơi kết tinh và tỏa sáng văn hóa Việt Nam. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội nếu không được bảo vệ, lưu giữ, chúng ta sẽ không chỉ có tội với các cổ nhân mà còn có lỗi với thế hệ mai sau...”.
Nam Hà

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.