Multimedia Đọc Báo in

Hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên

13:34, 26/05/2011

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Tăng cường năng lực lồng ghép phát triển bền vững và biến đổi khí hậu”, ngày 25-5, tại thành phố Đà lạt (Lâm Đồng), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo lồng ghép biến đổi khí hậu và REDD + (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua giữ rừng và phát triển rừng) vào quy hoạch phát triển tại Tây Nguyên.

 Hội thảo đã tập trung thảo luận chi tiết về REDD + như: biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí; tiềm năng, thách thức khi thực hiện REDD tại Việt Nam; công tác lập kế hoạch và REDD + tiến tới phát triển tại những vùng khó khăn, REDD+ dưới góc độ đánh giá tính bền vững. Cụ thể, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ với ngành lâm nghiệp mà cả với các thể chế, tổ chức quy hoạch phát triển.

 

r
Bảo vệ rừng sẽ là giải pháp tích cực cho sự giảm tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa (L.H)
 

Hội thảo còn tập trung thảo luận về định hướng ưu tiên và yêu cầu thực hiện REDD+ tại các tỉnh Tây Nguyên nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và lồng ghép BĐKH với trọng tâm là đáp ứng mục tiêu phát triển quốc gia, hạn chế những tác động tiêu cực của BĐKH tới kinh tế - xã hội đến các tỉnh Tây Nguyên như vấn đề sản xuất nông nghiệp: năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi giảm; tác động đến nhu cầu dùng nước của cây; thời vụ gieo trồng, phân bổ cây trồng, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch…

 

 

 

Sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình giảm phát khí thải nhà kính thông qua việc hạn chế mất rừng ở 2 huyện: Lâm Hà và Di Linh (Lâm Đồng) được đánh giá có nhiều kinh nghiệm thực tế. Đây là cơ sở quan trọng để Lâm Đồng tiếp tục triển khai nhiều hoạt động liên quan đến REDD+. Những kinh nghiệm đó được chia sẻ tại hội thảo này để các tỉnh khác trong khu vực Tây nguyên hiểu rõ thông tin về REDD+, lợi ích - thách thức của REDD +.

Theo TTXVN

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.