Multimedia Đọc Báo in

FAO cảnh báo nguy cơ mất rừng ngày một gia tăng

21:01, 10/08/2011

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo nguy cơ mất rừng đang tăng lên do các hiện tượng thời tiết cực đoan, đồng thời kêu gọi các nước và khu vực trên thế giới tăng cường hợp tác để đối phó hiệu quả với thách thức này.

 Báo cáo mới nhất của FAO kêu gọi các nhà quản lý rừng trên thế giới thúc đẩy các chính sách tích cực để cải thiện hiện trạng rừng toàn cầu, như đa dạng hoá các loài, sử dụng hàng rào chắn gió và các mô hình trồng rừng hỗn hợp… nhằm bảo vệ rừng trước các thảm họa thiên tai, hạn chế tối đa hiểm họa và tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Số liệu của báo cáo cho thấy: từ năm 2000 đến 2009, trên toàn cầu đã xảy ra 4.000 sự kiện thời tiết cực đoan như xoáy lốc, bão, lũ lụt, lở đất, động đất, cháy rừng quy mô lớn… chưa kể các thảm họa do con người gây ra như tràn dầu, nhiễm xạ môi trường… Tần số, cường độ và số lượng các sự kiện thời tiết cực đoan này ngày càng tăng.

 

Nhiều diện tích rừng biến thành nương rẫy
Việc quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả dẫn đến tình trạng nhiều diện tích rừng bị biến thành nương rẫy. Ảnh minh họa

 

Vì vậy theo FAO, quản lý rừng thích nghi với thực trạng này đóng vai trò thiết yếu liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, khu vực để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của nhân loại. Vì các sự kiện thời tiết cực đoan xảy ra xuyên biên giới nên hợp tác quốc tế đang ngày càng trở nên cấp thiết. Trong khi biến đổi khí hậu làm tăng tần số và cường độ của các sự kiện thời tiết cực đoan, thì chính việc rừng bị tàn phá càng tác động đến các sự kiện thời tiết này.  Phá rừng hoặc quản lý rừng kém làm tăng nguy cơ lũ và lở đất. Phá hủy các rừng đước ven biển làm tăng nguy cơ phá hoại của bão lốc và sóng thần. Tần số và cường độ của các sự kiện thời tiết cực đoan tăng lên, hạn hán và gió nóng liên quan đến biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi thành phần và cơ cấu rừng. Lượng mưa giảm và hạn hán nghiêm trọng hơn như đang xảy ra ở vùng Sừng châu Phi tác động nghiêm trọng đến dân số châu Phi sống phụ thuộc vào rừng về lương thực, nước sạch và các nhu cầu thiết yếu khác.
 
Theo TTXVN
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.