Multimedia Đọc Báo in

UBND tỉnh chi 3 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh tay, chân, miệng

09:32, 03/08/2011

Trước tình hình dịch bệnh tay, chân, miệng (TCM) diễn biến phức tạp với số trường hợp mắc trên địa bàn tăng mạnh, mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định chi 3 tỷ đồng cho ngành Y tế mua sắm trang thiết bị, máy móc, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh TCM tại địa phương nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng lây lan và tử vong do dịch bệnh.

Trẻ em mắc TCM điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Theo thống kê của Sở Y tế, tính đến ngày 1-8, toàn tỉnh đã có 284 trường hợp mắc TCM, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Đặc biệt, số trường hợp mắc TCM tăng mạnh trong vài ngày gần đây, cao điểm có ngày số ca bệnh được phát hiện tại các cơ sở y tế lên đến 100 ca. Hiện tại đã có 75 xã, phường, thị trấn của 14/15 huyện, thị xã, thành phố có bệnh nhân TCM, trong đó TP. Buôn Ma Thuột là địa phương có tỷ lệ mắc cao nhất, chiếm gần 50% tổng số ca mắc. Toàn tỉnh đã xuất hiện 14 ổ dịch TCM tại 7 huyện, thị xã, thành phố, gồm: các huyện Krông Buk, Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ và TP. Buôn Ma Thuột. Đánh giá của Sở Y tế cho thấy, nguyên nhân bùng phát bệnh TCM là do tình hình thời tiết, điều kiện khí hậu lúc giao mùa, mưa ẩm; công tác phòng ngừa dịch bệnh tại các nhà trẻ, nhóm gia đình, công tác vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, diệt muỗi tại các địa bàn dân cư chưa triệt để, hiệu quả chưa cao.

Được biết, để chủ động phòng, chống không để dịch bệnh bùng phát, kéo dài, UBND tỉnh đã giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị tăng cường công tác giám sát, kiểm tra phòng, chống bệnh TCM; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thực hiện tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân.

 Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.