Multimedia Đọc Báo in

UBND tỉnh làm việc về xây dựng mô hình Cụm ngành cà phê quốc gia tại Dak Lak

07:34, 16/09/2011
Ngày  15-9, UBND tỉnh đã có buổi làm việc về xây dựng mô hình Cụm ngành cà phê quốc gia tại Dak Lak với Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên (CP Trung Nguyên) và Tập đoàn tư vấn quốc tế Monitor (Tập đoàn Monitor). Đại diện lãnh đạo tỉnh, các ban ngành, địa phương liên quan đã tham dự.
Đại biểu đóng góp ý kiến tại buổi làm việc
Đại biểu đóng góp ý kiến tại buổi làm việc

Mô hình Cụm ngành cà phê quốc gia tại Dak Lak do Công ty CP Trung Nguyên đề xuất với sự tư vấn của Tập đoàn Monitor. Theo báo cáo đề xuất mô hình, Việt Nam có lợi thế đặc biệt về cà phê để hình thành cụm cà phê mạnh, mang lại lợi ích nhiều mặt. Hiện Cụm ngành cà phê chưa phát triển vì chưa có những sản phẩm giá trị cao, mới chỉ tập trung vào trồng và thu hoạch cà phê hạt. Để xây dựng và khai thác tốt tiềm năng Cụm ngành cà phê, cần sự hỗ trợ của Chính phủ trên cả 3 lĩnh vực: phát triển chiến lược Cụm ngành cà phê quốc gia tại Dak Lak, tạo môi trường kinh doanh phù hợp để phát triển và khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Báo cáo đề xuất  xây dựng mô hình nông thôn tích hợp liên hoàn, áp dụng công nghệ tiên tiến  để phát triển hài hòa các tiêu chí kinh tế- xã hội - môi trường, áp dụng thí điểm buôn làng cà phê kiểu mẫu tại xã  Ea Tul (Cư M’gar)…

Các đại biểu tham dự đã nêu nhiều ý kiến đóng góp nhằm làm rõ hơn ý tưởng xây dựng mô hình, như năng lực thực thi, nguồn vốn, công nghệ, đặc điểm dân cư vùng cà phê. Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Ngọc Cư nhấn mạnh: Dak Lak rất ủng hộ ý tưởng xây dựng mô hình nhằm góp phần thúc đẩy phát triển cà phê bền vững. Tổ chức đề xuất và tư vấn cần cụ thể hóa phương thức xây dựng mô hình, từ đó cơ quan chức năng sẽ tham khảo và có hướng hỗ trợ thích hợp.
Hoa Hồng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.