Multimedia Đọc Báo in

Báo cáo tổng kết và thẩm tra dự án 5 triệu ha rừng

07:32, 01/11/2011

Sáng 31-10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13 bước vào tuần làm việc thứ 3. Tại buổi làm việc này, Quốc hội đã nghe báo cáo tổng kết và báo cáo thẩm tra về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, xem xét tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012.

Trình bày báo cáo tổng kết dự án này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết: các mục tiêu của dự án đã cơ bản hoàn thành. Đáng chú ý, năm 2010 so với năm 1998, độ che phủ rừng tăng từ 32% lên 39,5%, trữ lượng gỗ tăng 24%; giao gần 10 triệu ha trên tổng số 16,24 triệu ha rừng quy hoạch làm đất lâm nghiệp... Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, việc khai thác rừng trái phép, cháy rừng, chống đối kiểm lâm gia tăng gây bức xúc trong dư luận xã hội.

 

So với năm 1998, năm 2010 độ che phủ rừng tăng từ 32% lên 39,5%
Độ che phủ rừng năm 2010 so với năm 1998 đã tăng từ 32% lên 39,5%...
Trong báo cáo được trình bày, Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu là đưa độ che phủ của rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2% vào năm 2015 và 3% GDP quốc gia vào năm 2020.

 

tuy nhiên, tình trạng khai thác rừng trái phép, chống đối kiểm lâm vẫn gia tăng và gây bức xúc trong xã hội
Tình trạng rừng bị cháy, khai thác rừng trái phép vẫn là vấn đề gây bức xúc trong xã hội
Báo cáo thẩm tra dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã chỉ ra khá nhiều hạn chế của dự án. Đó là việc chuẩn bị tổ chức thực hiện dự án chưa chu đáo, chậm trong quy hoạch 3 loại rừng, trong cấp vốn ngân sách, trong việc giao đất giao rừng. Báo cáo cho thấy: vẫn còn hơn 2 triệu ha đồi núi trọc, điển hình là tỉnh Hậu Giang, độ che phủ rừng chỉ còn 1,6%, đặc biệt sự việc gây bức xúc  dư luận là việc cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lâm nghiệp và  chuyển khá nhiều diện tích rừng sang làm thủy điện.
 
Các đại biểu kiến nghị Chính phủ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện dự án, đặc biệt là công tác quy hoạch, giao đất giao rừng, phương thức huy động nguồn vốn thực hiện dự án; cần sớm ban hành qui định khai thác rừng  thời kỳ thu hoạch và bổ sung chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng.
L.V ( Nguồn VTV)

 


Ý kiến bạn đọc