Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo " Bảo vệ thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột"

16:25, 03/11/2011
Sáng 3-11, tại thành phố Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Dak Lak, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột phối hợp Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) và Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh tổ chức Hội thảo “Bảo vệ thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột”.
Đại diện lãnh đạo tỉnh, các ban ngành liên quan, các địa phương trong vùng địa danh Cà phê Buôn Ma Thuột và các doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý cà phê (CDĐL) Buôn Ma Thuột đã tham dự.
 
a
Quang cảnh Hội  thảo
 
Tại Hội thảo, đại diện Sở Khoa học Công nghệ Dak Lak đã báo cáo tóm tắt việc CDĐL Buôn Ma Thuột bị xâm hại; Cục Sở hữu trí tuệ nêu lên sự cần thiết bảo hộ  CDĐL Buôn Ma Thuột ra nước ngoài, khả năng, thời gian và thủ tục pháp lý để tiến hành; Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh trình bày khả năng đòi lại thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, thủ tục bảo hộ CDĐL ra nước ngoài, các bước tiến hành và thời gian dự kiến…Các ý kiến tham luận tại Hội thảo đều nhấn mạnh: Cà phê là cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược của cả nước. Toàn tỉnh Dak Lak hiện có 191 nghìn ha cà phê, sản lượng hàng năm đạt khoảng 400 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD/năm. Năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp đăng bạ cho CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột, có giá trị bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến nay, có 8 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp quyền sử dụng CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột với tổng diện tích trong vùng địa danh là 8.852 ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 26 nghìn tấn nhân.
 
a
Đại biểu dự Hội thảo phát biểu tham luận
 
Gần đây, CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ tại nước này với 2 nhãn hiệu: " BUÔN MA THUỘT & các Hán tự" và " BUÔN MA THUỘT COFFEE 1896 & Hình". Sau khi phát hiện vụ việc trên, UBND tỉnh Dak Lak ủy quyền cho Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tiến hành thủ tục khởi kiện doanh nghiệp Trung Quốc để hủy bỏ hiệu lực 2 nhãn hiệu trên; đồng thời tiến hành đăng ký CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột tại 16 quốc gia. Phát  biểu tại Hội thảo, lãnh đạo UBND tỉnh Dak Lak kiến nghị các cơ quan Trung ương hỗ trợ thêm về thủ tục pháp lý và công tác ngoại giao, bảo đảm vụ việc thực hiện thuận lợi và có kết quả.
Hoa Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.