Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị tổng kết công tác Dân tộc năm 2011

08:19, 02/03/2012

Ngày 1-3, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Dân tộc năm 2011 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2012. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Khiết chủ trì Hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Khiết chủ trì Hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Khiết chủ trì Hội nghị

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, trong năm 2011 nhìn chung tình hình sản xuất, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh có bước phát triển; giảm 5.820 hộ nghèo so với năm trước, không còn tình trạng đói giáp hạt; an ninh chính trị và trật tự xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định. Thực hiện Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo thuộc khu vực thành thị với kinh phí 10,3 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 7.554 người; đồng thời có nhiều chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số với kinh phí hơn 30 tỷ đồng. Hiện toàn tỉnh có 593 cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số, 75,5% trạm y tế xã đạt chuẩn; cấp 663.105 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số. Chính quyền luôn quan tâm, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá từng dân tộc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng…

Quang cảnh Hội nghị
Đại biểu dự  Hội nghị

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Dân tộc vẫn còn những hạn chế như: ở một số địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với công tác này; tốc độ giảm nghèo còn chậm và tính bền vững chưa cao (hiện còn 40.735 hộ nghèo, chiếm gần 33% tổng số hộ dân tộc thiểu số); kết cấu hạ tầng kinh tế còn thiếu và yếu kém, sản phẩm nông nghiệp của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn kém chất lượng, thiếu tính hàng hoá; chất lượng giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số còn thấp, học sinh bỏ học nhiều; điều kiện chăm sóc sức khoẻ cũng như mức thụ hưởng văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số thấp, chính sách dân tộc của một số địa phương còn phân tán, thiếu đồng bộ, chủ yếu mang tính chất hỗ trợ là chính, nguồn vốn đầu tư, phân bổ ngân sách chưa đủ mạnh; dân di cư tự do, đặc biệt là đồng bào dân tộc Mông đến các vùng trong tỉnh với số lượng lớn, diễn biến phức tạp... Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp, giải pháp đưa ra cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế trong công tác dân tộc, góp phần vào sự phát triển của từng địa phương trong tỉnh...

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Khiết nhấn mạnh: thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên tryền, phổ biến chính sách về miền núi và dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng; rà soát lại các chính sách và nghiên cứu đề xuất chính sách phù hợp, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển sản xuất, xây dựng mô hình phù hợp từng địa bàn; tập trung giải quyết dứt điểm các tồn đọng của năm 2011, nhất là các dự án đã được phê duyệt; gắn quy hoạch nông thôn mới với vấn đề dân tộc; tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trong năm 2012; đồng thời phát huy truyền thống, tình đoàn kết cũng như bảo tồn bản sắc văn hoá của các dân tộc trên địa bàn; quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đào tạo cán bộ tại chỗ... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước.

Minh Quân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.