Multimedia Đọc Báo in

Buôn Pơr, xã Ea Tul (Cư M’gar) đón nhận danh hiệu Buôn văn hóa cấp huyện

08:04, 10/04/2012

Cán bộ và nhân dân buôn Pơr, xã Ea Tul (Cư M’gar) vừa tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Buôn văn hóa cấp huyện.

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, trong những năm qua, cán bộ và nhân dân buôn Pơr đã đoàn kết phấn đấu đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Toàn buôn hiện có 116 hộ gia đình với 616 nhân khẩu, trong đó gần 100% số hộ là đồng bào dân tộc tại chỗ (Êđê); đời sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp 210 ha cà phê, 104 ha cao su và trên 12 ha lúa nước 2 vụ. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, năng suất cà phê bình quân hằng năm của bà con buôn Pơr đã đạt trên 3 tấn/ha; năng suất cao su quy khô đạt 3,5 tấn/ha. Nhờ vậy, đến nay buôn Pơr đã có 95% số hộ có xe công nông phục vụ sản xuất, 99,9% số hộ có xe máy, 100% số hộ có điện thắp sáng và các phương tiện nghe nhìn khác. Buôn Pơr hiện chỉ còn 13 hộ thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí mới, chiếm tỷ lệ 11%. Không chỉ chăm lo nâng cao đời sống vật chất, bà con trong buôn còn tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng đời sống văn hóa, chú trọng gìn giữ và lưu truyền các giá trị bản sắc văn hóa tinh thần riêng của dân tộc mình như: lưu giữ được 6 bộ chiêng đồng, thành lập được 1 đội đánh chiêng nam; truyền dạy kể khan và hát Ayray cho thế hệ trẻ; thành lập được 2 đội văn nghệ dân gian, 2 đội bóng đá-bóng chuyền; duy trì bến nước cộng đồng. Ngoài ra, hằng năm bà con trong buôn còn vận động con em trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ 100%; đẩy mạnh các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Hằng năm buôn Pơr có 100% số hộ gia đình tham gia đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; tính đến cuối năm 2011, toàn buôn đã có gần 78% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Văn Sơn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.