Multimedia Đọc Báo in

Đặt đá đại trùng tu Chùa Sắc tứ Khải Đoan

08:48, 06/04/2012

Ngày 5-4 (nhằm ngày 15-3 Nhâm Thìn), Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và Chùa Sắc tứ Khải Đoan đã hoan hỉ tổ chức Lễ đặt đá đại trùng tu Chùa Sắc tứ Khải Đoan.

Các hòa thượng, thượng toạ, đại đức  niệm Phật cầu gia bị
Các hòa thượng, thượng toạ, đại đức niệm Phật cầu gia bị

Tham dự có các Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó Tổng thư ký Hội đồng Chứng minh và Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban trị sự Giáo hội Phật giáo một số tỉnh, thành; cùng chư tôn, hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng, ni và trú xứ các tự viện trên địa bàn tỉnh. Về phía chính quyền địa phương có đại diện lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, một số sở, ban, ngành và UBND TP. Buôn Ma Thuột.

Hòa thượng Thích Châu Quang,  Trụ chì Chùa  Sắc tứ Khải Đoan đọc diễn văn khai mạc
Hòa thượng Thích Châu Quang, Trụ chì Chùa Sắc tứ Khải Đoan đọc diễn văn khai mạc

Công trình đại trùng tu Chùa Sắc tứ Khải Đoan có tổng kinh phí khoảng 50 tỷ đồng, dự kiến thi công trong thời gian 3-5 năm. Đây là công trình mang bản sắc văn hóa Phật giáo và dân tộc, kết hợp hài hòa với văn hóa bản địa, có công năng sử dụng của một thiền môn trung tâm Phật giáo tỉnh. Công trình tái thiết toàn bộ các phần: Chánh Điện, Hậu Tổ, nơi lưu trú Chư Tôn Đức, nhà sinh hoạt Tăng chúng và Phật tử thiện tín… Chất liệu xây dựng tất cả công trình tôn tạo bằng gỗ.

Các hòa thượng, thượng toạ tham dự Lễ đặt đá
Các hòa thượng, thượng toạ tham dự Lễ đặt đá

Việc đại trùng tu Chùa Sắc tứ Khải Đoan góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của đông đảo phật tử trong và ngoài tỉnh.

Phối cảnh Tổng thể Chùa Sắc tứ Khải Đoan sau đại trùng tu
Phối cảnh Tổng thể Chùa Sắc tứ Khải Đoan sau đại trùng tu

Nguyên Hoa


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.