Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020, hình thành Bộ GTVT điện tử

20:51, 09/04/2012

Đây là mục tiêu đặt ra trong Đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) Bộ GTVT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng phê duyệt.

Đề án nêu rõ: giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ xây dựng hệ thống quản lý tập trung từ Bộ tới các đơn vị cấp dưới trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông để hình thành Bộ điện tử, sẵn sàng kết nối với Chính phủ để hình thành Chính phủ điện tử; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị trong Bộ GTVT; xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho toàn ngành, tạo tính kết nối ngang, dọc để giảm các chi phí đầu tư, nghiên cứu. Bên cạnh đó, từng bước đầu tư hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến phục vụ cho công tác sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm giá thành... Đến năm 2030, hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển sâu rộng, đồng bộ, phù hợp với quá trình CNH - HĐH của đất nước. Bộ đặt mục tiêu 100% đơn vị, cơ quan điều hành các cấp thuộc khối hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện thuộc Bộ phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2008, đặc biệt coi trọng công tác cải cách thủ tục hành chính theo phương thức một cửa liên thông…

Theo đó, 3 giải pháp được đưa ra trong Đề án gồm: giải pháp về cơ chế chính sách, vốn và chỉ đạo, điều hành thực hiện Đề án. Cụ thể Bộ sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các bộ luật,  các luật, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản dưới Luật, lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động để sớm hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT. Về vốn, Bộ sẽ bố trí ngân sách nhà nước, vốn ODA cho việc áp dụng công nghệ thông tin, cải cách cơ chế chính sách cho các đơn vị của Bộ. Chính phủ hỗ trợ, cho phép vay ưu đãi, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi (thuế, nhân lực...) đối với các doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho việc thực hiện CNH – HĐH…
 

Nguồn:  GTVT
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.