Multimedia Đọc Báo in

4 chi phí được thanh toán khi xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính

18:19, 09/05/2012

Theo quy định của UBND tỉnh, 4 chi phí được thực hiện thanh toán khi xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính, đó là thanh toán chi phí vận chuyển; chi phí trông coi, bảo quản; chi phí bốc dỡ và chi phí bồi dưỡng làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của cá nhân tham gia điều tra, quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Đơn vị để tính chi phí vận chuyển là m3, đối với các loại tang vật không phải là gỗ được tính quy đổi theo trọng lượng 500 kg tương đương với 1 m3.

Cụ thể, chi phí vận chuyển từ rừng, rẫy, vườn nhà đi trên đường đất để chuyên chở tang vật đến tuyến đường đất lưu thông bình thường được thanh toán 100 nghìn đồng/m3/km đối với xe ô tô, xe chuyên dùng; 110 nghìn đồng/m3/km đối với xe máy cày, xe kéo thô sơ; 150 nghìn đồng/m3/km khi dùng súc vật kéo. Vận chuyển tài sản trên đường nhựa thì được thanh toán bằng 70% so với mức thanh toán chi phí vận chuyển trên đường đất. Trường hợp thuê xe chuyên chở tang vật vào ban đêm (tính từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau) thì số tiền thanh toán được nhân hệ số 1,5 lần.

Chi phí mặt bằng, kho bãi, thuê trông coi, bảo quản được thanh toán 150 nghìn đồng/người/ngày đêm.

Thanh toán chi phí bốc dỡ đối với phương tiện bốc dỡ bằng cơ giới là 80 nghìn đồng/người/m3/lượt, bốc dỡ bằng thủ công là 150 nghìn đồng/người/m3/lượt. Trường hợp thuê bốc dỡ vào ban đêm (tính từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau) thì số tiền thanh toán được nhân hệ số 1,5 lần.

Chi phí bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của cá nhân tham gia điều tra, quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước được thanh toán 150 nghìn đồng/người/ngày.

Đàm Thuần

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.