Multimedia Đọc Báo in

Nhân giống thành công Thủy tùng bằng phương pháp ghép chồi

17:54, 17/05/2012

 

Hàng ngàn cây Thủy tùng đã được tiến sỹ Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhân giống thành công bằng hình thức ghép chồi.
 
Tiến sỹ Trần Vinh cho biết: đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống, bảo tồn thủy tùng tại Việt Nam” do ông làm chủ nhiệm được thực hiện từ năm 2007. Đến đầu năm 2011 ông đã thành công trong việc nhân giống thủy tùng bằng cách ghép chồi trên gốc ghép của cây Bụt mọc (Taxodiaceae). 
Việc nhân giống Thủy tùng thành công, mở ra hi vọng lớn cho công tác bảo tồn và phát triển loài đặc hữu này. Ảnh trên, cây Thủy tùng cổ thụ đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại xã Ea Hồ, huyện Krông Năng
Việc nhân giống Thủy tùng thành công, mở ra hi vọng lớn cho công tác bảo tồn và phát triển loài đặc hữu này. Ảnh trên, cây Thủy tùng cổ thụ đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại xã Ea Hồ, huyện Krông Năng
Trước đó, đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã thực hiện nhân giống Thủy tùng bằng phương pháp vô tính: giâm hom, nuôi cấy mô và ghép chồi. Các phương pháp này đều có thể cho ra rễ hoặc nảy chồi, nhưng khi đưa ra trồng ở môi trường tự nhiên thì không thành công. 
Các nhà khoa học ở Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã thực hiện các phương pháp nhân giống nói trên và cho kết quả như sau: phương pháp giâm hom đã cho ra rễ với tỷ lệ khoảng 10-30%, nhưng khoảng 2 tháng chuyển từ bầu thí nghiệm ra trồng ở môi trường tự nhiên thì tỷ lệ chết lên đến trên 99%. Đối với phương pháp cấy mô, mặc dù đã thành công trong việc tạo chồi, nhưng việc tạo rễ chỉ đạt tỷ lệ khoảng 23% và cũng bị chết khi trồng ở môi trường tự nhiên. 
 
Riêng phương pháp ghép chồi, sau khi thất bại trên gốc ghép của cây Samu (một trong 2 loại cây cùng loài với Thủy tùng), tiến sỹ Trần Vinh đã tìm hiểu và nhập hạt giống cây Bụt mọc từ Mỹ về ươm, sau đó lấy gốc ghép với chồi Thủy tùng. Bụt mọc là loại cây có họ hàng gần gũi nhất với Thủy tùng. Kết quả cho thấy: chồi ghép Thủy tùng hoàn toàn tương hợp, sinh trưởng và phát triển tốt trên gốc ghép của cây Bụt mọc. Tại vị trí ghép không có hiện tượng phình chân voi, sự phát sinh chồi vượt ở phần gốc ghép rất ít.  
Sau khi được di thực từ bầu ghép ra môi trường tự nhiên, cây phát triển mạnh hơn. Đến nay đã có hơn 1.000 cây thủy tùng được ghép thành công, một số được di thực ra trồng ở môi trường tự nhiên. 
 
Tiến sỹ Trần Vinh cho biết thêm: hiện nay, những cá thể thủy tùng ghép chồi đầu tiên trồng ở môi trường tự nhiên đều sinh trưởng, phát triển rất tốt: cây cao trên 1,4m, đường kính từ 3-4cm, một số cây đã ra nón (hoa và trái của loài lá kim). Tỷ lệ sống bằng phương pháp ghép chồi đạt 70%. Thành công này mở ra hi vọng lớn cho công tác bảo tồn và phát triển loài đặc hữu này.
 
L.V
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.