Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh chỉ có 5/42 cơ sở đạt yêu cầu về sản xuất nước đá dùng liền theo quy định mới

14:56, 10/07/2012

Theo kết quả đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất nước đá dùng liền (nước đá để ăn uống trực tiếp) của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tiến hành mới đây, trong tổng số 42 cơ sở sản xuất nước đá dùng liền trên địa bàn chỉ có 5 cơ sở đạt yêu cầu theo quy định mới.

Kết quả kiểm tra cho thấy, 37 cơ sở còn lại đều không đáp ứng được điều kiện vệ sinh đối với cơ sở và điều kiện trang thiết bị, dụng cụ, con người như: nước nguồn và thành phẩm chưa được kiểm nghiệm theo quy chuẩn của Bộ Y tế; hệ thống xử lý nước thải không bảo đảm vệ sinh; không có bao bì đựng thành phẩm riêng; chưa có labo rủa tay và trang bị xà phòng rửa tay cho nhân viên trực tiếp sản xuất; chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất chưa được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định…

Theo Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Bùi Quang Lộc, đợt kiểm tra lần này là cơ sở để Chi cục nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sở và thông qua đó tuyên truyền để cơ sở nắm bắt và thực hiện các quy định mới trong sản xuất kinh doanh. Sau thời gian 3 tháng, Chi cục tiến hành kiểm tra lại, nếu cơ sở nào còn tiếp tục vi phạm điều kiện VSATTP trong sản xuất, kinh doanh loại thực phẩm này sẽ bị xử phạt theo quy định.

Được biết, thực hiện Thông tư 05/2011/TT-BYT ngày 13-1-2011 của Bộ Y tế, kể từ ngày 1-8-2011 các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá dùng liền phải thực hiện đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền. Cụ thể, phải đáp ứng được các điều kiện: nước được sử dụng để sản xuất nước đá dùng liền phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng nước ăn uống; sản phẩm nước đá dùng liền phải được đóng gói trong bao bì kín và ghi nhãn theo đúng quy định về nhãn hàng hoá; sản phẩm nước đá dùng liền phải được công bố hợp quy… 

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.