Multimedia Đọc Báo in

UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc

18:16, 09/07/2012

Sáng 9-7, Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Ngọc Cư đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) nhân chuyến Đoàn đến nghiên cứu, bàn việc sản xuất phim tài liệu giới thiệu các dự án môi trường do KOICA tài trợ tại Việt Nam.

1
Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Ngọc Cư tiếp và làm việc với Phó đại diện Văn phòng KOICA tại Việt Nam Lee Dong Huyn

Ông Lee Dong Huyn, Phó đại diện Văn phòng KOICA Hàn Quốc tại Việt Nam đề xuất với UBND tỉnh tạo điều kiện để KOICA nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện phóng sự giới thiệu về Dự án cấp nước sạch tại thị xã Buôn Hồ do KOICA tài trợ, về con người, tài nguyên thiên nhiên và nhất là cây cà phê – cây trồng chủ lực của tỉnh Dak Lak đến người dân Hàn Quốc.

Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Ngọc Cư nhất trí với đề nghị của KOICA và yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tạo điều kiện để Đài truyền hình MBC (Hàn Quốc) thực hiện thành công phóng sự trên; đồng thời đánh giá cao sự hợp tác và mong muốn thời gian tới KOICA tiếp tục hỗ trợ thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh như: đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tại Trường Cao đẳng Nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, quy hoạch quản lý nguồn tài nguyên nước, đầu tư xây dựng hồ thủy lợi Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột), công trình cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Krông Buk.

Được biết, Dự án cấp nước sinh hoạt thị xã Buôn Hồ là dự án đầu tiên KOICA thực hiện tại Dak Lak, khởi công xây dựng từ tháng 11-2011 với tổng số vốn 4,5 triệu USD (tương đương hơn 90 tỷ đồng) - vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. Dự kiến đến tháng 1-2013 công trình sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của 80.000 người dân thị xã Buôn Hồ.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.