Multimedia Đọc Báo in

110 tỷ đồng mua sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập thiết yếu cấp cho học sinh DTTS và học sinh được hỗ trợ theo NĐ 49/2010/NĐ-CP

14:42, 02/08/2012

Năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 308.866 học sinh DTTS và học sinh được hỗ trợ theo NĐ 49/2010/NĐ-CP được cấp sách giáo khoa (SGK), vở viết và dụng cụ học tập thiết yếu với tổng trị giá dự kiến khoảng 110 tỷ đồng, tăng 65 tỷ đồng so với năm học trước.

Phòng GD-ĐT huyện Krông Năng cấp sách giáo khoa, vở viết cho học sinh dân tộc thiểu số ( Ảnh: tư liệu)
Phòng GD-ĐT huyện Krông Năng cấp sách giáo khoa, vở viết cho học sinh dân tộc thiểu số (Ảnh: tư liệu)

Cụ thể mỗi học sinh được cấp 1 bộ SGK, riêng vở viết và dụng cụ học tập thiết yếu được cấp theo định mức từng cấp học, khối lớp với số lượng tương ứng. Cụ thể học sinh tiểu học được cấp 10 quyển vở 96 trang/năm và dụng cụ học tập (bộ thực hành các môn Toán, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật, bộ dụng cụ vật liệu cắt, khâu, thêu, bộ lắp ghép mạch điện); trung học cơ sở là 20 quyển vở và trung học phổ thông 25 quyển vở. Trường hợp kinh phí mua SKG (theo giá bìa), vở, dụng cụ học tập thiết yếu cho từng đối tượng chưa hết định mức hỗ trợ theo quy định, học sinh sẽ được nhận tiền còn lại. Đến thời điểm này, các đơn vị cung ứng đã chuyển SGK, vở viết, dụng cụ thiết yếu cho 15 huyện, thị xã, thành phố. Một số địa phương có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn đã chủ động cấp phát đến tận tay học sinh. 

Ông Nguyễn Văn Thống, Phó Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐTB&XH) cho biết, rút kinh nghiệm từ năm học trước, năm nay công tác hướng dẫn, tập huấn, đặc biệt là phân công nhiệm vụ cho từng ngành liên quan rõ ràng nhằm bảo đảm việc thực hiện cấp phát SGK, vở, dụng cụ thiết yếu chất lượng, đúng đối tượng, đúng chế độ, kịp thời, phấn đấu hoàn thành trước ngày tựu trường 15-8.


Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.