Multimedia Đọc Báo in

Đoàn công tác của Tỉnh ủy làm việc tại huyện Ea Súp

10:35, 02/08/2012

Ngày 1-8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trọng Hải làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế tình hình lấn chiếm, chặt  phá rừng tại xã Cư M’lan; tình hình dân di cư tự do và khu vực đề xuất xây dựng cụm công nghiệp của huyện Ea Súp.

 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trọng Hải phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Sau khi thị sát thực tế tình hình lấn chiếm, chặt phá rừng của dân di cư tự do xảy ra trên địa bàn xã Ea Lê; nghe lãnh đạo chính quyền địa phương cùng các ban ngành của tỉnh trình bày, đề xuất các phương án giải quyết và xem xét, đánh giá một cách toàn diện các khía cạnh kinh tế-chính trị-xã hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trọng Hải đã có ý kiến chỉ đạo.

Các thành viên trong đoàn đi khảo sát khu vực rừng bị phá tại xã Ea Lê.

Theo đó chủ trương của tỉnh đối với những hộ dân đang sinh sống, canh tác trên diện tích rừng tại các Tiểu khu 249,265,271 do Công ty THNH Một thành viên Cư M’lanh quản lý, một mặt chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, thuyết phục, di dời các hộ dân về vùng dự án kinh tế mới; mặt khác phải gấp rút tiến hành quy hoạch, bố trí khu tái định cư hợp lý, bảo đảm đời sống dân sinh cho số dân di cư tự do này... Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, vì vậy chính quyền địa phương phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ các bước tiến hành không để phát sinh những bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn huyện; bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thời gian tới chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý ngay từ đầu.

Về đề nghị của huyện thành lập cụm công nghiệp Cư M’lan, sau khi cùng các ngành chức năng khảo sát thực tế, cũng như phân tích, đánh giá một cách toàn diện các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật…  Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trọng Hải cơ bản thống nhất với đề xuất xây dựng cụm công nghiệp trên. Đồng thời lưu ý huyện xem xét kỹ lưỡng các phương án bồi thường giải tỏa cho người dân một cách thỏa đáng, bố trí khu tái định cư hợp lý, bảo đảm đủ đất ở, đất sản xuất cho các hộ trong vùng di dời ổn định cuộc sống.

Và kiểm tra khu vực huyện đề xuất xây dựng cụm công nghiệp.


 Đăng Triều
 

 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.