Multimedia Đọc Báo in

Học sinh sinh viên khó khăn chưa phải đóng học phí ngay khi nhập học

10:39, 02/08/2012

Ngày 1-8, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về việc tổ chức Hội nghị xã hội hóa nguồn vốn và thực hiện tổng kết 5 năm Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV).

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phải có thông báo, công bố rộng rãi về việc các cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho HSSV khó khăn chưa phải đóng học phí ngay khi nhập học. Đồng thời, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Đề án học bổng của Chính phủ dành cho HSSV có thành tích học tập xuất sắc theo học tại các trường đào tạo chất lượng cao.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương thực hiện trước ngày 30-8-2012 việc công bố, cung cấp thông tin rộng rãi về quy trình xác nhận miễn giảm và cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách.

Với Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng cũng đề nghị chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách gia hạn nợ đối với trường hợp HSSV sau khi ra trường chưa tìm được việc làm và gia đình vẫn thuộc diện đối tượng vay vốn thật sự khó khăn, chưa thể trả được nợ; bổ sung cho vay đối với các gia đình có từ 2 con trở lên học đại học, cao đẳng, học nghề; đề xuất điều chỉnh mức cho vay theo mức khó khăn khác nhau cho phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn.

Dự kiến trong tháng 11 tới, Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với HSSV trên phạm vi toàn quốc theo hình thức trực tuyến thông qua các điểm cầu truyền hình tại UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội nghị về xã hội hóa nguồn vốn nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp nguồn vốn thực hiện chương trình cũng dự kiến được Chính phủ tổ chức vào 24-8 tới.


NH (Nguồn GD&TĐ)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.