Multimedia Đọc Báo in

Cần tăng mức cho vay đối với hộ nghèo

10:15, 20/09/2012

Đó là kiến nghị được đưa ra thảo luận tại Hội thảo thực hiện chính sách giảm nghèo khu vực miền Trung – Tây Nguyên do Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, ngày 18-9 vừa qua.

Tại hội thảo, nhiều vấn đề, thách thức trong công tác giảm nghèo ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã được đem ra thảo luận, mổ xẻ tìm nguyên nhân như: nguồn vốn dành cho người nghèo còn thấp, tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, thực trạng và áp lực di dân tự do, tình trạng cơ sở hạ tầng ở khu vực này còn thiếu, yếu… 
Mức cho vay hộ nghèo hiện nay là tương đối thấp, khiến họ gặp khó khăn, khó có điều kiện để đầu tư sản xuất vươn lên thoát nghèo
Mức cho vay hộ nghèo hiện nay là tương đối thấp, khiến bà con khó có điều kiện để đầu tư sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Theo số liệu được công bố tại hội thảo, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội là 470 tỷ đồng/41.000 hộ, bình quân chỉ đạt 11,5 triệu đồng/hộ nên những hộ nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Các đại biểu đề nghị cần nâng mức cho vay hộ nghèo, có chính sách ưu đãi cho hộ mới thoát nghèo trong 3 năm đầu, xây dựng cơ chế giảm nghèo đặc thù cho khu vực Tây Nguyên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn…
L.V
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.