Multimedia Đọc Báo in

Ban Văn hóa-Xã hội (HĐND tỉnh) tiếp tục khảo sát tình hình thu đầu năm học tại Trường Mầm non tư thục Hoa Cúc

16:40, 11/10/2012

Chiều 11-10, Ban Văn hóa-Xã hội (HĐND tỉnh) tiếp tục khảo sát tình hình thu đầu năm học 2012-2013 tại Trường Mầm non tư thục Hoa Cúc (TP. Buôn Ma Thuột).

Hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục Hoa Cúc  báo cáo tình hình-thu chi đầu năm học 2012-2013
Lãnh đạo Trường Mầm non tư thục Hoa Cúc báo cáo tình hình thu chi đầu năm học 2012-2013

Năm học 2012-2013, Trường Mầm non tư thục Hoa Cúc có 780 cháu từ 2 đến 5 tuổi. Ngoài tiền học phí, tiền ăn hằng tháng là 1.000.000 đồng/cháu, đầu năm học nhà trường thu thêm mỗi cháu 520.000 đồng đối với khối lớp Chồi-Lá và 580.000 đồng khối lớp Mầm-Cỏ để mua khăn, ly, chén, muỗng, đồ dùng học tập, đồ dùng bán trú, phí vệ sinh, bảo hiểm thân thể, khám sức khỏe, đồ dùng đồ chơi, hồ sơ, trang thiết bị. Cô Trần Thị Hoa Hồng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hình thức thu này được nhà trường thực hiện từ năm 1996 và mỗi năm mức thu tăng thêm một ít tùy tình hình giá cả thị trường và nhu cầu học tập của trẻ. Trường không thành lập Ban đại diện cha,mẹ học sinh các lớp mà chỉ có Ban đại diện cha, mẹ học sinh Trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh thu quỹ mỗi cháu 120.000 đồng. Kinh phí này do Ban đại diện cha mẹ học sinh quản lý.

Trưởng Ban Văn hóa -Xã hội Võ Quang Tuyên kết luận buổi làm việc
Trưởng Ban Văn hóa -Xã hội (HĐND tỉnh)  Võ Quang Tuyên kết luận buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Văn hóa -Xã hội Võ Quang Tuyên đánh giá cao sự nỗ lực của nhà trường, góp phần quan trọng chia sẻ gánh nặng quá tải hiện nay khi mà hệ thống các trường công lập chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của trẻ. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên,  theo Điều lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, thì mỗi lớp phải cử ra Ban đại diện cha, mẹ học sinh từ 3-5 thành viên để phối hợp với nhà trường thực hiện tốt các hoạt động giáo dục.
 

Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.