Multimedia Đọc Báo in

Nghiệm thu cấp tỉnh đề tài “Biên soạn Địa chí Dak Lak”

08:37, 30/10/2012

 

Vừa qua, Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu Đề tài “Biên soạn Địa chí Dak Lak”, với 5 phần chính, gồm: Địa lý Dak Lak (do Sở Khoa học - Công nghệ thực hiện), Kinh tế Dak Lak (do Sở Kế hoạch - Đầu tư thực hiện), Lịch sử Dak Lak (do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện), Văn hóa - Xã hội (do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện), Tiềm năng kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố (do Sở Nội vụ thực hiện).

 Kết quả, đã thu được 12 tập Địa chí Dak Lak hoàn chỉnh, với 1.395 trang A4 chưa kể tài liệu tham khảo (khoảng 500 trang A4); tài liệu sưu tầm: 10.000 trang A4 (về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh từ thời tiền sử đến nay); 1 bộ đĩa VCD về bản đồ phân loại đất đai - địa hình Dak Lak; 1.200 ảnh tư liệu về kinh tế, lịch sử, văn hoá xã hội Dak Lak; 15 đĩa VCD về văn hóa dân gian các dân tộc Dak Lak.

Tại Hội nghị nghiệm thu, các đại biểu đã được nghe Ban Chủ nhiệm Đề tài “Biên soạn Địa chí Dak Lak” trình bày báo cáo tóm tắt Đề tài; các ý kiến phản biện, đánh giá của Hội đồng nghiệm thu cũng như những góp ý của các đại biểu nhằm tư vấn cho Ban Chủ nhiệm hoàn chỉnh nội dung của Địa chí, bảo đảm tính chính xác và khoa học.

Sau Hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh, Ban Chủ nhiệm sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục để biên tập, chỉnh sửa chuẩn bị cho việc xuất bản Địa chí và đưa toàn bộ nội dung Địa chí Dak Lak lên website của UBND tỉnh và website của Sở Khoa học - Công nghệ  sau khi đã đạt yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu.

Địa chí Dak Lak được hoàn thiện sẽ là một cuốn “bách khoa toàn thư” về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; đồng thời cũng là một đề tài khoa học tương đối lớn và khá quan trọng đối với tỉnh Dak Lak; là nguồn tư liệu quý báu cho các nhà nghiên cứu, sưu tầm và cũng là cơ hội để giới thiệu Dak Lak đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Thanh Viên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.