Multimedia Đọc Báo in

Sẽ đầu tư phát triển cây cao su trên diện tích rừng nghèo Dak Lak

08:03, 25/10/2012

Chủ trương này đã được UBND tỉnh đồng ý thực hiện trên cơ sở Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hỗ trợ kinh phí để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su của Dak Lak theo trình tự và thủ tục của pháp luật hiện hành.

Trước hết, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phải có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xin chủ trương đầu tư phát triển cây cao su trên diện tích đất rừng nghèo của Dak Lak theo hình thức liên doanh, liên kết hoặc thu hồi diện tích đất rừng nghèo của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn để đưa vào khai thác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, Tập đoàn phải tiếp nhận toàn bộ diện tích đất, bộ máy nhân sự, công nhân lao động và hạ tầng cơ sở của các công ty lâm nghiệp đủ điều kiện để phát triển cây cao su.

Đất rừng....
Đất rừng nghèo trên địa bàn Ea Súp đang được nhiều doanh nghiệp thuê trồng cao su

Việc tiếp nhận và chuyển giao này phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ NN-PTNT, Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương, Bộ TN-MT và các bộ, ngành liên quan khác. Về phía Dak Lak, sau khi được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo quy định. Được biết, khả năng đầu tư phát triển cây cao su trên diện tích rừng nghèo Dak Lak lên tới 20.000 ha.

 

Đ.Đ


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.