Multimedia Đọc Báo in

Tình trạng xâm phạm tài nguyên rừng vẫn diễn biến phức tạp

17:29, 07/10/2012

UBND tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2012. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Khiết chủ trì Hội nghị.

Cơ quan chuyên môn đang tiến hành điều tra một vụ khai thác rừng trái phép ở huyện Ea H’leo
Cơ quan chuyên môn đang tiến hành điều tra một vụ khai thác rừng trái phép ở huyện Ea H’leo

9 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh đã xảy ra 1.522 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị phá gần 180ha, giảm 30% so với cùng kỳ; xử lý tịch thu gần 2.865m3 gỗ và 397 phương tiện các loại; thu nộp ngân sách sau xử lý gần 20 tỷ đồng,  khởi tố hình sự 20 vụ. Nhìn chung, tình trạng xâm phạm tài nguyên rừng trong những tháng đầu năm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ phá rừng trái phép với diện tích lớn, trên diện rộng vẫn xảy ra, như vụ mở đường vào khai thác gỗ trái phép tại vùng giáp ranh xã Cư Prao (M’Drak) với rừng phòng hộ Sông Hinh (tỉnh Phú Yên); vụ 76 hộ dân của huyện Krông Năng xâm canh 104ha rừng tại xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo; vụ phá, lấn chiếm hơn 110ha rừng phòng hộ tại huyện Buôn Đôn; vụ bắn chết 2 con voi tại Vườn Quốc gia Yok Đôn…
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Khiết yêu cầu các cơ quan chức năng, chủ rừng tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản, chỉ đạo về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành. Trong đó tập trung rà soát, kiểm tra lại các cơ sở chế biến gỗ, kiên quyết di dời vào các điểm tập trung theo quy hoạch; tăng cường phối hợp truy quét, xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm tài nguyên rừng. Riêng các dự án trồng rừng không đúng mục đích (lập dự án trồng rừng nhưng lại trồng cao su) giao các cơ quan chuyên môn tiếp tục kiểm tra, làm rõ để tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nghiêm, tùy mức độ sai phạm có thể thu hồi dự án.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.