Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo khoa học “Đánh giá nguồn nước các tỉnh miền trung và Tây nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu”

11:25, 05/11/2012

Ngày 5-11, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội Thủy Lợi Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá nguồn nước các tỉnh miền Trung và Tây nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu”.

Lãnh đạo Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật, Thủy lợi Việt Nam, cùng đại diện Vụ Khoa học môi trường, Tổng cục thủy lợi và một số sở, ngành trong khu vực Tây Nguyên đã về dự.

Quang cảnh hội thảo


Vùng Tây Nguyên nằm trên nền địa hình ở độ cao 250-2.500m, là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn: Sông Ba, Đồng Nai, Sê San, Sêrêpok… có nguồn tài nguyên nước dồi dào và  tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Bên cạnh đó, tại đây cũng đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp trong mùa khô. Hiện toàn vùng có 2.115 công trình thủy lợi, trong đó có 1.035 hồ chứa, 974 đập dâng, 106 trạm bơm với tổng diện tích tưới hơn 237.000 ha. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nạn chặt phá rừng và việc  đầu tư nâng cấp, sửa chữa chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dòng chảy sông ngòi, an toàn hồ đập tại khu vực Tây Nguyên, xuất hiện nhiều trận lũ, đỉnh lũ lớn hơn tại các các sông Sêrêpok, Sê San; nhiều công trình thủy lợi bị xuống cấp…

 

                                 Công trình thủy điện Krông Kmar (huyện Krông Bông) tại Dak Lak


Trước thực trạng đó, nhiều ý kiến tại hội thảo đã nêu các giải pháp: tập trung đầu tư kiên cố hóa, tiến tới hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi hiện có, nhất là các công trình thủy lợi lớn như: Krông Buk hạ, KrôngBúc thượng, Ea Mơ, Ea’Mla; xây dựng bản đồ vùng ngập lụt phục vụ công tác chỉ đạo phát triển dân cư và sản xuất để giảm thiểu tổn thất do lũ gây ra. Trên các dòng chảy chính của các sông lớn cần xây dựng các công trình thủy điện vừa để phát điện, vừa để giảm lũ và tăng cường lưu lượng cho hạ du; chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm nguồn tài nguyên nước…

Trong khuôn khổ của hội thảo lần này, các đại biểu sẽ có chuyến tham quan, tìm hiểu công trình thủy điện Krông Buk hạ tại huyện Krông Pak, (tỉnh Dak Lak).


Đ. L
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.