Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị phòng chống sốt rét biên giới năm 2012:

Thực hiện tốt các mục tiêu giảm mắc, chết do sốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra

16:34, 01/12/2012

Ngày 30-11, Sở Y tế đã phối hợp với Dự án Qũy toàn cầu phòng chống sốt rét Việt Nam tổ chức Hội nghị phòng chống sốt rét biên giới năm 2012. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn; lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế và các cán bộ, nhân viên y tế làm công tác phòng chống sốt rét của 2 huyện biên giới Buôn Đôn và Ea Súp. Cùng tham gia Hội nghị còn có lãnh đạo Sở Y tế của tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia.

Theo báo cáo tại Hội nghị, 10 tháng năm 2012, toàn tỉnh ghi nhận 1.723 trường hợp mắc sốt rét, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2011. Số bệnh nhân sốt rét tăng tại 6/15 huyện, thị xã, thành phố, gồm: Ea H’leo, Ea Súp, Ea Kar, Krông Năng, Krông Pak và Krông Buk. Trong tổng số ca mắc sốt rét 10 tháng qua của tỉnh có 15 trường hợp sốt rét ác tính, tăng 2 trường hợp so với cùng kỳ năm trước và không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt rét. Số ca sốt rét ác tính được phát hiện chủ yếu ở các đối tượng dân đi rừng, ngủ rẫy, khai thác lâm thổ sản, giao lưu biên giới. Nguyên nhân dẫn đến sốt rét ác tính là do các đối tượng này chưa có biện pháp tự bảo vệ cá nhân, khi mắc bệnh không đến trạm y tế để điều trị; chưa có cơ chế quản lý bệnh nhân sốt rét ở nhóm dân giao lưu biên giới nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn…

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Với mục tiêu tăng cường phát hiện, quản lý và áp dụng các biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp cho dân giao lưu biên giới, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giảm mắc, chết do sốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra, Hội nghị cũng đã đề ra các giải pháp phòng chống sốt rét cho dân giao lưu biên giới. Cụ thể, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để phát hiện dân giao lưu biên giới và triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét cho nhóm đối tượng này; củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là tuyến y tế xã, y tế thôn, buôn; kiểm soát nguồn bệnh sốt rét từ người Campuchia qua Việt Nam và ngược lại; cung cấp đủ thuốc điều trị sốt rét cho các trạm y tế xã để cấp đủ thuốc tự điều trị sốt rét cho nhóm dân đi rừng, ngủ rẫy và dân giao lưu biên giới; cung cấp màn tẩm hóa chất cho người dân có giao lưu qua lại cửa khẩu, biên giới, người đi rừng, ngủ rẫy và cấp kem, hương xua muỗi phòng chống muỗi đốt tại nhà rẫy; làm thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét cho người dân giao lưu qua lại cửa khẩu, biên giới…

Ngành y tế báo cáo tình hình sốt rét tại khu vực biên giới của tỉnh năm 2012.
Lãnh đạo Trung tâm phòng chống sốt rét báo cáo tình hình sốt rét tại khu vực biên giới của tỉnh năm 2012.

Được biết, để thực hiện công tác phòng chống sốt rét cho nhân dân khu vực biên giới giữa 2 tỉnh Dak Lak (Việt Nam) và Mondulkiri (Campuchia), đầu năm 2010, 2 tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện công tác này. Đến nay, sau 2 năm thực hiện, công tác phòng chống sốt rét khu vực biên giới giữa 2 tỉnh đã tăng cường phát hiện, quản lý và áp dụng các biên pháp phòng chống sốt rét thích hợp cho dân giao lưu biên giới, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giảm mắc, chết do sốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra. Đồng thời, 2 tỉnh đều triển khai việc phun tẩm hóa chất đồng bộ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc điều trị sốt rét.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.