Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo thẩm định tài liệu truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bệnh truyền nhiễm

17:07, 15/12/2012

Ngày 14-12, Ban Quản lý Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm Khu vực tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 2 năm 2012 đã tổ chức Hội thảo thẩm định tài liệu truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Cán bộ Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe giới thiệu mẫu tờ rơi tuyên truyền phòng chống một số bệnh truyền nhiễm tại Hội nghị.
Cán bộ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe giới thiệu mẫu tờ rơi tuyên truyền phòng chống một số bệnh truyền nhiễm tại Hội nghị.

Tham dự Hội thảo có đại diện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe; Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh; các Trung tâm y tế và y tế xã của 5 địa phương nằm trong vùng dự án, gồm: TP. Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Năng, Lak, Ea Súp, Buôn Đôn.

Tại Hội thảo, cán bộ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe đã giới thiệu một số mẫu tài liệu tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong cộng đồng như: tay-chân-miệng; tiêu chảy cấp; sốt xuất huyết, sốt rét, lao… Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả của tài liệu truyền thông. Đối với các mẫu tờ rơi cần giảm bớt lượng chữ, tăng kích thước của hình ảnh để tạo được ấn tượng với người tiếp nhận; hình ảnh nên đa dạng và cần có thêm yếu tố đặc thù của vùng miền; việc trình bày song ngữ Kinh – Êđê trên tờ rơi cần tách biệt để người xem tiện theo dõi. Đối với các băng, đĩa tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình nên có nội dung cô đọng, súc tích để người nghe dễ tiếp nhận, dễ nhớ…

Ban Quản lý Dự án đã ghi nhận các ý kiến đóng góp để chuyển ngành chức năng xem xét và có sự điều chỉnh tài liệu truyền thông cho phù hợp với thực tiễn.

Kim Oanh
 

 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.