Multimedia Đọc Báo in

Không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm việc sau khi học

23:09, 07/12/2012

Để thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đạt hiệu quả, UBND tỉnh Dak Lak đã có văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về dạy nghề cho lao động.

Theo đó, UBND cấp huyện đẩy mạnh dạy nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới; không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm việc sau khi học; bảo đảm chất lượng và hiệu qủa đào tạo nghề, không chạy theo số lượng; tiếp tục hoàn thiện, nhân rộng các mô hình đã thí điểm; tăng cường vai trò của cấp xã nhất là trong thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc đề xuất danh mục nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp, thường xuyên phù hợp với đối tượng và từng vùng của tỉnh. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND các huyện bố trí biên chế cán bộ chuyên trách dạy nghề cấp huyện cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đ.T


Ý kiến bạn đọc


(Video) Khoác “áo mới” cho đô thị Buôn Ma Thuột
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, TP. Buôn Ma Thuột đang từng ngày đổi thay, phát triển trở thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc, giữ vai trò là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt, nhằm hướng đến chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), thành phố đã lựa chọn hàng loạt công trình đưa vào đợt thi đua đặc biệt để thực hiện. Qua đó, góp phần làm cho đô thị Buôn Ma Thuột ngày càng khởi sắc hơn.