Multimedia Đọc Báo in

Cá chết bất thường trên sông Serepok

18:02, 28/01/2013
Liên tục trong mấy ngày gần đây, hàng trăm người dân đã đổ xô về sông Serepok (đoạn từ cầu Serepok đến thôn 5, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột) để vớt cá bị chết nổi trên sông. 
Cá chết dạt 2 bên bờ sông Serepok
Cá chết dạt 2 bên bờ sông Serepok
Đến chiều 28-1,  trên đoạn sông dài gần 10km vẫn có hàng chục người dân mang lưới, chở thuyền, mang kích điện đến để vớt, bắt cá. Nhiều đoạn do thủy điện đóng cửa tích nước khiến sông trơ đáy, người dân dễ dàng lội bộ dọc sông để tìm nhặt cá. Các loại cá vớt được chủ yếu là cá lăng, cá mõm bò, trọng lượng khoảng 0,2- 0,3 kg/con. Dọc 2 bên bờ sông nhiều xác cá đã chết trương, trôi lềnh bềnh.
Người dân dùng đò, kích điện để bắt, vớt cá chết trên sông
Người dân dùng đò, kích điện, lưới để bắt, vớt cá chết trên sông
Ông Bường, một ngư dân thôn 5, xã Hòa Phú cho biết: cách đây khoảng 2-3 ngày, trong khi đi đánh cá trên khúc sông này, ông phát hiện hàng trăm con cá nổi lờ đờ trên mặt nước, trong đó có nhiều loại cá sống ở vùng nước sâu như cá lăng, mõm bò. Những ngày sau đó, số lượng cá chết nổi lên mặt nước nhiều thêm. Khi hay tin, hàng trăm hộ dân dọc 2 bên bờ sông và một số nơi khác đã mang lưới, thuyền vớt cá. Có người trong ngày đã vớt được hàng tạ cá mang ra chợ bán thu chục triệu đồng. 
Trong chiều 28-1, cá mà người dân vớt được chủ yếu là cá mõm bò, cá lăng sống ở tầng nước sâu sông Serepok
Trong chiều 28-1, cá mà người dân vớt được chủ yếu là cá mõm bò, cá lăng sống ở tầng nước sâu sông Serepok
Trước đó, vào khoảng tháng 5-2011 trên sông Serepok cũng xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, nổi trắng sông. 
 
Hiện tại Chi cục Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết vẫn chưa nắm được sự việc trên.
 
Lê Văn
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.